Kích thước chữ
Tên thường gọi: Ruồi đục trái
Tên khoa hoc: Bactrocera cucurbitae
Các loại cây trồng thường bị hại: Khổ qua, mướp đắng, dưa leo, mướp,...
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng các thuốc hóa học có chứa các hoạt chất như: Cypermethrin - alpha, Phenthoate,...
Cảnh báo! Thuốc trừ sâu hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây kích ứng da và gây bệnh ung thư, tim mạch,... Hóa chất tồn dư trong đất gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
Biện pháp xử lý sinh học
- Đối với ruồi đục trái trên cây khổ qua, bà con cần sử dụng BS23 - Ruva để tiêu diệt và kiểm soát mật độ ruồi hại. Sản phẩm có chứa tinh dầu quế và giấm gỗ, có khả năng xua đuổi ruồi trưởng thành. Đồng thời, thành phần chính của BS23 - Ruva có chứa nấm xanh (Metarhizium spp.) và vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng tiết ra độc tố giúp phá hủy thành ruột, khiến ruồi bỏ ăn và chết sau 2 - 3 ngày. Ngoài công dụng tiêu diệt ruồi đục trái, sản phẩm còn có khả năng phòng ngừa và xử lý nhiều loại côn trùng gây hại như: rầy mềm, bọ trĩ,...
- BS23 - Ruva là giải pháp sinh học giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch hại một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí thuốc trừ sâu, tiết kiệm chi phí cho bà con nông dân.
Hướng dẫn sử dụng BS23 - Ruva
- Xử lý: Pha 100ml BS23 - Ruva cho 40l nước.
Phun ngay khi mới thấy ruồi đục trái xuất hiện, phun kỹ thân, cành, lá, đặc biệt là trái và vùng quanh gốc. Phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 5 - 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Phun phòng: Pha 100ml BS23 - Ruva cho 80l nước.
Nên phun định kỳ từ 3 - 4 lần vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, búp hoa cho đến thu hoạch. Mỗi lần phun cách nhau từ 7 - 10 ngày.
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại