Kích thước chữ
Hiện nay, có ba cách nhân giống chính được người dân áp dụng trong quá trình canh tác là gieo hạt, ghép cành và ghép mắt. Mỗi cách nhân giống đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Dưới đây là một số kỹ thuật nhân giống của cây mãng cầu na được người nông dân sử dụng rộng rãi ở nước ta:
Các bước ươm hạt
Tiến hành ươm hạt mãng cầu na theo các bước dưới đây [1],[2]:
Bước 1: Chuẩn bị
Hạt giống
Bầu đất: Bầu nilon, có đục lỗ phía dưới đáy, kích thước bầu là 5x20cm, 12x16cm,...
Đất bùn khô, đập vụn.
Phân chuồng ủ hoai mục + phân Super Lân.
BS07 - Trichoderma
Bước 2: Làm bầu đất
Tiến hành trộn đất và cho vào bầu theo tỉ lệ: 70% đất + 29% phân chuồng hoai mục + 1% phân super Lân + BS07 - Trichoderma.
BS07 - Trichoderma sẽ được trộn theo tỉ lệ: 1kg BS07 pha với 200 - 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng.
Bước 3: Xử lý hạt giống
Trước khi gieo tiến hành ngâm hạt trong nước ấm từ 12 - 24 giờ, sau đó đãi sạch, ủ trong giấy (khăn hoặc cát ẩm) và đặt trong bóng tối.
Sau 15 - 20 ngày ủ, hạt sẽ nứt nanh và có thể tiến hành gieo trồng.
Bước 4: Ươm hạt vào bầu
Vùi lỗ sâu 2 - 3cm và đặt hạt đã nảy mầm vào bầu.
Mỗi bầu gieo từ 1 - 2 hạt. Khi cây mọc, chọn cây khỏe, sinh trưởng ổn định giữ lại chăm sóc đồng thời nhổ bỏ cây còn lại.
Bước 5: Trồng cây
Khi cây con được 2 - 3 tháng tuổi, chiều cao từ 20 - 25cm, có khoảng 5 - 6 lá thật, thân mập mạp cứng cáp thì có thể đem trồng vào hố.
Ưu nhược điểm của phương pháp trồng cây bằng hạt
Ưu điểm
Nhược điểm
Các bước ghép chẻ bên
Trong các phương pháp ghép hiện nay thì ghép chẻ bên là phương pháp được nhiều người nông dân và vườn ươm áp dụng trong quá trình nhân giống mãng cầu na.
Các bước ghép chẻ bên bao gồm [1],[2]:
Bước 1: Cắt cành ghép
Bước 2: Cắt gốc ghép
Lưu ý: Cắt làm sao khi đặt cành ghép vào gốc ghép sẽ khớp với nhau.
Bước 3: Ghép cành
Bước 4: Quấn dây
Ưu nhược điểm của phương pháp ghép cành
Ưu điểm
Nhược điểm
Các bước ghép mắt
Ghép mắt là phương pháp nhân giống vô tính phổ biến và được áp dụng trên nhiều loại cây trồng. Bà con có thể thực hiện ghép mắt mãng cầu na theo các bước bên dưới [2]:
Bước 1: Tách vỏ cây ghép
Dùng dao rạch vỏ cây mẹ đã chọn theo hình chữ U, tạo thành cửa sổ mở.
Bước 2: Cắt mắt ghép
Bước 3: Ghép mắt vào cây
Bước 4: Quấn dây
Ưu nhược điểm của phương pháp ghép mắt
Nhân giống cây mãng cầu na bằng phương pháp ghép mắt có ưu và nhược điểm tương tự phương pháp ghép cành.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Thùy Dung, 2012. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng quả và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Na. Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, trang 7 -8.
[2] Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016. Giáo trình mô đun nhân giống cây mãng cầu ta, trang 19 - 56.