Kỹ thuật chọn giống ớt

Kích thước chữ

Hiện nay, có rất nhiều loại giống ớt khác nhau trên thị trường, tùy thuộc vào từng vùng, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng mà bà con có thể lựa chọn giống ớt phù hợp với mục đích của mình.

Kỹ thuật chọn hạt ớt giống

Các nhóm giống ớt hiện nay

  • Nhóm ớt cay: Đây là loại ớt gia vị, được trồng rất phổ biến. Nhóm này thường có rất nhiều giống (giống ớt địa phương, giống ớt lai) như: Ớt chìa vôi, ớt sừng bò, ớt chỉ thiên,...

  • Nhóm ớt ngọt: Nhóm này không được trồng đại trà và phổ biến như nhóm ớt cay. Thường được trồng ở những nơi có điều kiện thời tiết mát mẻ như Đà Lạt, Lâm Đồng.

  • Nhóm ớt cảnh: Bao gồm những giống thấp cây, có nhiều màu và được sử dụng để làm cảnh.

Một số giống ớt phổ biến hiện nay 

  • Giống ớt chỉ thiên

Nhóm này có quả dài 5-8cm, quả nhọn, khi mọc quả chỉ thẳng lên trời nên được gọi là chỉ thiên. Cây cao nhiều cành, thời gian sinh trưởng khoảng hơn 200 ngày và cây có thể sống từ 2-3 năm. Trái có trọng lượng khoảng 5-6g, năng suất trung bình 5-8 tạ quả khô/ha. Cây có phẩm chất tốt, khả năng thích ứng và chống chịu với điều kiện khá. 

- Giống ớt chỉ thiên lai F1

Giống ớt chỉ thiên lai F1

Giống ớt chỉ thiên lai F1

Thuộc giống ớt do công ty Agri Thai 666 phân phối. Cây sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh nhiều và có sức chống chịu và kháng bệnh tốt. Trái dài 7-9cm, cứng, thịt trái dày, da trơn láng. Năng suất cao và có thể lên đến 25-30 tấn quả tươi /ha. 

  • Giống ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất)

Là những giống ớt có trái to, cay ít đến cay trung bình, thường được dùng trong các quán ăn. Trái mọc hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm rạp nên dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt là vào mùa mưa, trái bị đọng nước, dễ gây bệnh thối trái.

- Giống ớt sừng trâu, chìa vôi

Giống ớt sừng trâu, chìa vôi
Giống ớt sừng trâu, chìa vôi

Quả dài 15-18cm, đầu nhọn, cong hoặc nhọn vót. Đường kính quả khoảng 1,5-2cm, màu đỏ tươi. Thời gian sinh trưởng dài từ 150-180 ngày, khả năng thích ứng tốt, rất phù hợp cho các hộ gia đình trồng ở ban công hay sân thượng.

- Giống ớt Chili (F1) 

Do công ty Trang Nông phân phối: Trái dài từ 12-13cm, đường kính từ 1,2-1,4cm, trái to, trọng lượng trung bình khoảng 15-16g. Cây cao khoảng 75-85cm, sinh trưởng và chống chịu với sâu bệnh tốt, cho sản lượng cao. Thuộc dạng ớt chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay và được thị trường ưa chuộng.

- Giống ớt hiểm địa phương (chỉ địa)

Giống ớt hiểm địa phương (chỉ địa)
Giống ớt hiểm địa phương (chỉ địa)

Trái thon, dài khoảng 3-4 cm, chóp đuôi nhọn, cay nhiều. Là loại ớt phổ biến, thường được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của người Việt Nam.

- Giống ớt dài Hàn Quốc

Giống ớt dài Hàn Quốc
Giống ớt dài Hàn Quốc

Đây là giống ớt dễ trồng, có tỷ lệ nảy mầm cao. Cây phát triển và sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh tốt. Cây có tán rộng, thích hợp trồng ở nhiều nơi. Trái to và dài khoảng 18-22cm, đường kính 1,3-1,8 cm. Thịt dày, da láng bóng, lúc chín có màu đỏ tươi, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trọng lượng quả từ 15-20g/trái, năng suất đạt từ 1,5-2 tấn quả khô/ha. Thu hoạch sau 60-65 ngày gieo trồng.

  • Các loại ớt khác

Ngoài ra, còn có một số loại ớt khác như: Ớt chuông, ớt thóc, ớt hoa hồng, ớt hạt tiêu (hay còn gọi là ớt Peru),... [1],[2].

Giống ớt Peru
Giống ớt Peru

Kỹ thuật chọn cây ớt giống

  • Cây ớt là cây dễ trồng, cây có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng khi lựa chọn cây giống cần chú ý chọn những cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh.
  • Cây có chiều cao từ 10-12 cm, có từ 4 - 5 lá thật, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngày từ sau khi gieo hạt. 
  • Trước khi đem cây ra đồng ruộng để trồng, cần tưới ướt đẫm luống cây con để dễ nhổ và tránh cây bị đứt rễ. Đối với những cây chưa đạt tiêu chuẩn cần tiếp tục chăm sóc cho đến khi đạt tiêu chuẩn và có thể trồng và dặm thêm đợt sau.
  • Không sử dụng những cây bị nhiễm bệnh và ngắt bỏ ngay những lá bị héo úa (nếu có) [3].

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trường TH NN & PTNT Quảng Trị (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt. Tài liệu tập huấn, 6-7.

[2] Syngenta, Kỹ thuật trồng ớt.

[3] Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn CRED, (2020). Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ, Sổ tay kỹ thuật, 16.