Chăm sóc cây hồ tiêu thời kỳ 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Thời kỳ 1-3 năm tuổi là lúc cây tập trung sinh trưởng mạnh nhất. Ở giai đoạn này, sâu bệnh thường hoành hành gây hại đến thân, cành làm giảm sự phát triển của cây. Nếu không có các kỹ thuật chăm sóc phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất tiêu sau này.

Kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu thười kỳ 1 - 3 năm tuổi

Che bóng

Che bóng vườn tiêu 1 - 3 năm tuổi
Che bóng vườn tiêu 1 - 3 năm tuổi
  • Từ năm thứ 2 trở đi, dỡ dần các giàn che, tới khi dây tiêu leo lên và phủ kín trụ, lúc này cây tiêu có thể tự che bóng cho mình, bà con có thể dỡ hoàn toàn giàn che trong vườn.

Buộc dây

  • Cây tiêu càng phát triển, cành tược phát triển càng cao, bà con phải buộc dây hàng tuần để rễ bám chắc vào trụ, giúp cây phát triển tốt hơn, nhanh cho cành quả hơn. Bên cạnh đó, khi phần thân phía dưới của cây đã bám chắc vào trụ, cắt bỏ các dây buộc để dây tiêu có thể phát triển tăng đường kính thân.

Làm cỏ

Dọn dẹp cỏ dại vườn tiêu
Dọn dẹp cỏ dại vườn tiêu
  • Thường xuyên dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc tiêu, chú ý nên nhổ cỏ bằng tay để không làm tổn thương vùng rễ. Đặc biệt trong mùa mưa, các loài nấm bệnh trong đất rất dễ phát sinh phát triển gây hại.

Tủ gốc

  • Việc tủ gốc cho cây tiêu 1-3 năm tuổi bằng rơm rạ, cỏ khô vừa giúp giữ ẩm thường xuyên cho cây vào mùa khô, vừa giúp tiết kiệm nước tưới cho bà con.

Tưới nước

Tưới nước vườn tiêu 1 - 3 năm tuổi
Tưới nước vườn tiêu 1 - 3 năm tuổi
  • Tuổi cây càng cao, cây cần lượng nước càng nhiều, dưới đây là lượng nước trung bình sử dụng cho một trụ mà bà con có thể tham khảo:

- Đất bazan, tưới từ 60-80 lít/trụ, chu kì 10-15 ngày tưới 1 lần.

- Đất cát pha, tưới 40-50 lít/trụ, chu kì 7-10 ngày tưới 1 lần [1].

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây tiêu trồng bằng dây thân

Cắt tỉa cây tiêu
Cắt tỉa cây tiêu
  • Ở tháng thứ 12 - 14 sau trồng, khi dây tiêu bám trên trụ cao khoảng 1,5-1,6m thì tiến hành cắt tỉa, vị trí cắt cách gốc cây khoảng 25-30cm.
  • Thời điểm thích hợp để cắt dây tiêu là vào các ngày nắng ráo, tuyệt đối không cắt trong giai đoạn mưa nhiều để tránh sự tấn công của nấm bệnh.
  • Từ các đốt dưới vết cắt sẽ hình thành nên các dây thân chính, bà con giữ lại các dây thân khỏe mạnh phân bố đều xung quanh trụ. Tùy vào từng loại trụ mà giữ lại lượng dây thân khác nhau:

- Trụ sống: 5-7 dây thân/trụ.

- Trụ xây gạch: 30-40 dây/trụ.

- Trụ bê tông: 6-8 dây/trụ [1],[3].

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây tiêu trồng bằng dây lươn

  • Cây tiêu trồng bằng dây lươn sau 12-14 tháng, độ cao cây đạt khoảng 1,4-1,5m, có 2-3 cành quả trở lên cần phải áp dụng biện pháp đôn dây. Kỹ thuật này được thực hiện trong mùa mưa vào những ngày nắng nóng.

Cách đôn dây tiêu

Dôn dây cây tiêu
Dôn dây cây hồ tiêu
  • Trên cây tiêu, chọn từ 3-4 dây khỏe mạnh, cắt hết lá dưới gốc các dây tiêu có cành mang quả. Tại vị trí cách gốc 20-25cm, đào rãnh sâu 15-20cm.
  • Nhẹ nhàng gỡ dây tiêu ra khỏi trụ, khoanh tròn phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh, buộc đoạn dây có lá và cành quả sát vào trụ.
  • Cuối cùng, lấp một lớp đất mỏng khoảng 5-7cm để giữ cho khoanh dây đôn được nằm cố định và tưới nước để tạo độ ẩm cho rễ phát triển [1],[3].

Lưu ý: Không nên lấp đất quá dày và bón phân khi vừa đôn dây xuống vì phần dây đôn dưới mặt đất có thể bị chết. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây tiêu

  • Sâu hại

- Thời kỳ 1-3 năm tuổi, cây tiêu dễ bị tấn công bởi các loài sâu hại như sâu đục thân bọ vòi voi, bọ xít lưới, bọ xít muỗi,... Nếu không có các biện pháp phòng chống và xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây sau này.

- Phòng trừ sâu hại trên cây tiêu bằng cách sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect của Bacsicayxanh. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh tiên tiến, giúp bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại.

  • Bệnh hại

- Thán thư, tiêu điên, tuyến trùng,... là những bệnh thường bắt gặp được ở vườn tiêu 1-3 năm tuổi. Bà con cần có các giải pháp kịp thời để bảo vệ cây trồng, hạn chế sự gây hại của nấm bệnh.

- Sử dụng chế phẩm sinh học BS01 - ChaetomiumBS03 - Physa để xử lý bệnh hại trên cây tiêu đang là một giải pháp tối ưu được nhiều bà con nông dân lựa chọn sử dụng. Các chủng nấm đối kháng được tích hợp trong sản phẩm sẽ giúp tiêu diệt, xua đuổi, hạn chế nấm bệnh gây hại cây trồng.

Thuốc trừ sâu bệnh sinh học hồ tiêu
Thuốc trừ sâu bệnh sinh học hồ tiêu

 

Kỹ thuật bón phân cây hồ tiêu

Cây tiêu càng phát triển, lượng dinh dưỡng cây cần càng nhiều, bà con nên bón kết hợp phân hóa học với phân hữu cơ vi sinh để cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cây.

Phân hóa học

Bà con có thể sử dụng phân hóa học tổng hợp hoặc phân đơn để bón, lượng phân hóa học được sử dụng cho 1 ha hồ tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản là [1],[2]:

Thời kỳ

Phân bón tổng hợp NPK (kg/ha)

Phân bón đơn (kg/ha)

Nồng độ

Liều lượng

Urê

SA 

Lân

Kali 

1 năm tuổi

16-16-8

400-500 

150 

50 

1000 

70 

2 năm tuổi

16-16-8

1000-1200

350

150

1000

170

3 năm tuổi

16-16-8 

1600-1800

550

250

1000

500

Phân hữu cơ vi sinh

Bón kết hợp phân hữu cơ vi sinh cho cây tiêu trong thời kỳ này giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cây, đồng thời hỗ trợ phân giải các chất khó tan trong phân hóa học để cây dễ hấp thu.

  • Bón gốc

Bà con có thể sử dụng sản phẩm BS21 - Humic vi sinh của Bacsicayxanh để bón gốc cho cây tiêu giai đoạn 1-3 năm tuổi. Các chủng vi sinh vật đối kháng trong sản phẩm sẽ giúp cố định đạm, phân giải lân, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt nhất cho cây phát triển.

  • Bón lá

Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân bón lá vi sinh BS14 - Amino. Sản phẩm chứa các amino acid thủy phân và vi sinh vật có lợi, giúp cây hấp thu nhanh, phát triển khỏe mạnh.

Sản phẩm bón lá cây tiêu
Sản phẩm bón lá cây tiêu

 

Tài liệu tham khảo

[1] TS. Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự (2007). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia.

[2] Nguyễn Quốc Khánh và cộng sự (2010), Giáo trình mô đun: Chăm sóc cây tiêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

[3] TS. Đặng Bá Đàn và cộng sự (2018). Tài liệu tập huấn - Kỹ thuật sản xuất cây hồ tiêu bền vững, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.