Chăm sóc cây hồ tiêu thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Thời kỳ khai thác là giai đoạn cây yêu cầu rất nhiều dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình ra hoa tạo quả. Các yếu tố như lượng nước, chế độ dinh dưỡng và cách phòng trừ sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi trái hồ tiêu

  • Dọn sạch cỏ dại trong vườn và xung quanh gốc cây để hạn chế sâu bệnh tấn công cây trồng.

(Lưu ý: Chỉ nhổ cỏ bằng tay hoặc sử dụng máy phát cỏ trên bề mặt, không dùng cuốc vì như vậy dễ làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu).

  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bổ sung các loại phân khoáng có hàm lượng kali cao giúp quả lớn đều, chắc hạt. Đồng thời, kết hợp bón các sản phẩm hữu cơ vi sinh để tăng cường hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây nuôi quả.
  • Bên cạnh việc bón phân, bà con nên tưới nước đầy đủ cho cây và trồng thêm thảm thực vật che phủ đất trong vườn tiêu để vừa tăng độ màu mỡ cho đất vừa bảo vệ bộ rễ của cây [5].
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi trái
Trồng xen cây họ đậu trong vườn tiêu khai thác

Kỹ thuật xử lý ra hoa hồ tiêu

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây tiêu, kỹ thuật xử lý ra hoa là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp cây ra hoa nhiều và ra đồng loạt, giúp cây cho năng suất cao, ổn định.

  • Công việc đầu tiên cần làm là dọn dẹp cỏ rác xung quanh gốc cây, cắt bỏ và đem tiêu hủy các cành khô, cành bị sâu bệnh hại. Tro tàn có thể sử dụng để rải xung quanh gốc, đó sẽ là nguồn kali dồi dào giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu.
  • Tiến hành hãm nước từ 15-20 ngày, sau khi hãm nước xong, bà con tưới đẫm cả phần gốc và phần tán cây do rễ tiêu lan rất rộng.
  • Khi cây hồi phục, sử dụng thêm các loại phân bón lá để kích thích cây ra hoa tập trung, nâng cao năng suất mùa vụ [1],[2].
Kỹ thuật xử lý ra hoa
Kỹ thuật xử lý ra hoa

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cây hồ tiêu

  • Sâu hại

- Một số loại sâu - côn trùng gây hại cho cây thời kỳ khai thác như bọ xít lưới, rầy mềm, bọ xít muỗi,... Bà con cần có các biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo năng suất mùa vụ.

- Sử dụng chế phẩm sinh học BS25 - Insect của Bacsicayxanh để phòng ngừa sâu - côn trùng gây hại cây tiêu trong thời gian này. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa an toàn cho người sử dụng.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Chuyên xử lý sâu hại trên cây hồ tiêu thời kỳ khai thác
  • Bệnh hại

- Thời kỳ khai thác, cây thường mắc phải một số bệnh như thán thư, chết chậm, tuyến trùng,... Những bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra hoa tạo quả của cây, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

- Biện pháp tối ưu hiện nay là sử dụng chế phẩm BS01 - ChaetomiumBS03 - Physa để phòng ngừa bệnh hại trên cây tiêu. Thành phần chứa các chủng nấm đối kháng có tác dụng kích thích hệ sinh vật có lợi trong đất phát triển, bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh gây hại.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Chuyên xử lý bệnh hại cây tiêu thời kỳ khai thác

Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu

Phân hóa học

Thời kỳ khai thác của cây tiêu, bà con cần cung cấp lượng dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây, có thể sử dụng phân bón tổng hợp NPK hoặc phân đơn nồng độ 16-8-16. Cụ thể:

  • Phân NPK: Sử dụng 2200-2500 kg/ha.
  • Phân đơn: Dùng 650kg Ure + 300kg SA + 1000kg phân Lân + 600kg KCl [3],[4].

Lượng phân sử dụng cho mỗi trụ sẽ được tính dựa trên mật độ trụ tiêu/ha (Ví dụ trên 1ha tiêu có 2000 trụ thì lượng phân bón cho mỗi trụ sẽ bằng lượng phân/ha chia cho 2000).

Chia lượng phân trên làm 3 lần bón: Giai đoạn cây ra hoa, nuôi quả và giai đoạn sau thu hoạch [3].

Phân hữu cơ vi sinh

Ở thời kỳ khai thác, ngoài phân hóa học ra, bà con nên bổ sung dinh dưỡng cho cây tiêu bằng cách sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh. Nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm này là các chủng vi sinh vật có ích trong tự nhiên, được phân lập, chọn lọc và tích hợp dưới dạng nang bào tử, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây đồng thời bảo vệ cây trồng bởi các tác nhân gây hại.

  • Bón gốc

Bà con nên sử dụng sản phẩm BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây tiêu thời kỳ khai thác. Sản phẩm chứa các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng ra hoa tạo quả.

  • Bón lá

Để giúp cây ra hoa nhiều, hoa nở đồng loạt, bà con nên sử dụng BS15 - Nuti để bón cho cây. Các khoáng vi lượng cùng dịch lên men hữu cơ vi sinh có trong sản phẩm có tác dụng cung cấp dưỡng chất, tăng cường các quá trình quang hợp, tổng hợp protein, giúp cây khỏe mạnh, ngăn ngừa quả rụng.

Kỹ thuật bón phân
Siêu ra hoa, đậu trái

 

Tài liệu tham khảo

[1]  KS. Phạm Văn Tăng, Cách xử lý để tiêu ra hoa nhiều không bị rụng.

[2] Nguyễn Minh Vịnh (2022), Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu - Trồng và chăm sóc tiêu.

[3] TS. Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự (2007). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia.

[4] Nguyễn Quốc Khánh và cộng sự (2010), Giáo trình mô đun: Chăm sóc cây tiêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

[5] Phan Vui (2021), Cách chăm sóc và bón phân cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi trái.