Kích thước chữ
Cây tiêu dưới 1 năm tuổi là thời kỳ quan trọng, quyết định lớn đến khả năng sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cây yếu nhất, dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại trong đất. Vì vậy, trong giai đoạn này bà con cần có các kỹ thuật chăm sóc hợp lý để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.
- Đối với đất Bazan, lượng nước trung bình dùng cho một trụ là 30-40 lít với chu kỳ 10-15 ngày tưới 1 lần.
- Đất cát pha mỗi lần tưới lượng nước ít hơn là 20-30 lít/trụ, chu kỳ 7-10 ngày tưới 1 lần [3].
- Giai đoạn dưới 1 năm tuổi, cây tiêu thường bị gây hại bởi một số loại côn trùng như rệp sáp, bọ xít muỗi, rầy mềm,... Chúng chích hút đọt và lá non khiến cho cây còi cọc, chậm phát triển.
- Giải pháp tối ưu cho bà con nông dân hiện nay là sử dụng BS25 - Insect để xử lý côn trùng gây hại trên cây tiêu con. Sản phẩm được sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, mang lại hiệu quả cao và lâu dài khi sử dụng. Đặc biệt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
- Ngoài các loài côn trùng chích hút, cây tiêu còn chịu sự tấn công của nấm bệnh có trong đất, các bệnh thường gặp trên cây tiêu ở thời kỳ này là: Thán thư, đen lá tiêu,...
- Để ngăn cản nấm bệnh tấn công, bà con nên sử dụng BS01 - Chaetomium của Bacsicayxanh. Thành phần sản phẩm chứa các chủng nấm đối kháng đa chủng, có khả năng tấn công, tiêu diệt và xua đuổi nấm bệnh hiệu quả.
Phân hóa học
Cân bằng dinh dưỡng cho cây bằng phân bón tổng hợp NPK hoặc phân đơn nồng độ 16-16-8. Cụ thể:
Phân hữu cơ vi sinh
Bên cạnh phân hóa học, bà con nên sử dụng kết hợp với phân hữu cơ vi sinh để tăng lượng dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Nên sử dụng BS21 - Humic vi sinh của Bacsicayxanh để bón cho cây tiêu dưới 1 năm tuổi. Trong sản phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi giúp kích thích hệ sinh vật trong đất phát triển, bảo vệ cây trồng khỏi các các nhân có hại trong tự nhiên.
Bên cạnh bón gốc, bà con có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá như BS14 - Amino để giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, cây ra lá to và dày.
Tài liệu tham khảo
[1] TS. Đặng Bá Đàn và cộng sự (2018). Tài liệu tập huấn - Kỹ thuật sản xuất cây hồ tiêu bền vững, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trang 34-35.
[2] Trung Tâm Khuyến Nông Ngư Bình Phước (2011), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu. Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí.
[3] TS. Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự (2007). Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến hồ tiêu, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT - Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia.
[4] Nguyễn Quốc Khánh và cộng sự (2010), Giáo trình mô đun: Chăm sóc cây tiêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.
Sản phẩm liên quan