Trong quá trình sinh trưởng, cây tiêu rất dễ bị các loài nấm bệnh, vi khuẩn có trong đất tấn công gây hại. Vì vậy, trước khi trồng bà con cần tiến hành xử lý đất sạch sẽ để bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời giúp cây phát triển tốt hơn.

1. Điều kiện đất đai và cách xử lý đất trồng hồ tiêu

Điều kiện tính chất phù hợp của đất đối với cây tiêu

Cây tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất Bazan, đất sét pha cát, đất phù sa,... Tuy nhiên, để cây tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao, bà con cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đất tơi xốp, giàu mùn, độ pH từ 5,5-7.
  • Tầng đất sâu trên 1m, mạch nước ngầm sâu ít nhất 70cm.
  • Đất thoát nước tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa.
  • Thành phần cơ giới của đất từ nhẹ đến trung bình.
  • Đối với đất dốc, cần trồng cây che phủ đất để chống xói mòn [1],[2],[3].

Xử lý đất trước khi trồng

Để đất trồng tiêu có đầy đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, cho năng suất cao và ổn định, bà con cần chú ý thực hiện tốt kỹ thuật xử lý đất trước khi trồng.

Kỹ thuật cải tạo, xử lý đất trồng tiêu
Cải tạo đất bằng vôi sống
  • Bước 1: Vệ sinh vườn

- Dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại và rác thải còn sót lại từ vụ trước.

  • Bước 2: Bón vôi

- Sử dụng vôi bột nông nghiệp để xử lý nấm bệnh trong đất, liều lượng bón tối thiểu cho một ha là từ 1,5-2 tấn.

  • Bước 3: Cày bừa, phơi ải

- Đối với vùng đất tái canh, cày bừa đất sâu khoảng 80cm để loại bỏ hoàn toàn rễ cây và tàn dư thực vật từ vụ trước.

- Đối với vùng đất mới bắt đầu trồng tiêu, bà con chú ý phải cày đất sâu từ 40-50cm, phơi ải từ 30 ngày trở lên [4],[5].

  • Bước 4: Xử lý đất bằng các sản phẩm vi sinh

Sau khi cày bừa, phơi ải từ 15-20 ngày, bà con tiến hành sử dụng sản phẩm BS07 - Trichoderma của Bacsicayxanh để xử lý các tác nhân có hại trong đất. Có thể xử lý theo cách:

- Cách 1: Hòa tan 1kg BS07 - Trichoderma với 200-400 lít nước, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây con sau khi xuống giống. Nên sử dụng 3-4 lần/vụ để tăng hiệu quả phòng ngừa.

- Cách 2: Trộn chung BS07 - Trichoderma với phân chuồng hoặc kết hợp với phân bón N.P.K để bón lót rải đều theo luống.

Kỹ thuật cải tạo, xử lý đất trồng tiêu
Xử lý đất bằng BS07 - Trichoderma

2. Cải tạo đất trồng tiêu

Đất trồng tiêu sau một thời gian canh tác thường bị bạc màu, chua, nghèo dinh dưỡng. Dẫn đến vườn tiêu sinh trưởng kém. Cải tạo đất giúp bổ sung chất hữu cơ, khoáng chất, vi sinh vật có lợi, giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng. 

Hiệu quả quản lý, cải tạo đất trồng tiêu:

  • Đất tốt, giàu vi sinh vật có lợi sẽ ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại cho cây tiêu.
  • Tăng năng suất và chất lượng tiêu: Cây tiêu trồng trên đất được cải tạo tốt sẽ sinh trưởng khỏe mạnh, cho nhiều quả, quả to, hạt chắc và thơm ngon hơn.
  • Kéo dài tuổi thọ của vườn tiêu: Cải tạo đất giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, giúp vườn tiêu có thể khai thác lâu dài.

Phương pháp cải tạo, bổ sung vi sinh vật cho đất trồng tiêu

  • Bón phân chuồng ủ hoai mục và Trichoderma spp: Đây là biện pháp rất tốt để cung cấp chất hữu cơ, cải thiện độ tơi xốp của đất, giảm độ chua và tăng cường hoạt động của vi sinh vật có lợi. Trichoderma spp sẽ giúp phòng trừ các bệnh gây hại cho rễ cây tiêu.
  • Bón vôi bột: Giúp giảm độ chua của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây tiêu hấp thu dinh dưỡng.
  • Phun chế phẩm hữu thành phần là axit humic và fulvic: Cung cấp chất hữu cơ, tăng cường khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất, giúp cây tiêu chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt.
  • Trồng lạc dại và cây che bóng: Giúp cải thiện cấu trúc đất, hạn chế xói mòn, cung cấp bóng mát và chất hữu cơ cho vườn tiêu.

Xem thêm Kỹ thuật trồng tiêu

Cây làm trụ cho tiêu

Cách chăm hồ tiêu mới trồng

Tài liệu tham khảo

[1] KS. Nguyễn Mạnh Chinh và cộng sự (2007), Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây hồ tiêu, NXB Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 16.

[2] Trung Tâm Khuyến Nông Ngư Bình Phước (2011), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu. Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí.

[3] Giống cây trồng Eakmat (2015), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu.

[4] Nguyễn Hương Liên - Chi cục TT & BVTV (2017), Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. Sở Nông Nghiệp và PTNT Quảng Bình.