Kỹ thuật làm đất trồng cây lúa

Kích thước chữ

Làm đất vô cùng quan trọng trong trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Việc làm đất tốt sẽ giúp bà con giảm thiểu được từ 60 - 70% các loại nấm bệnh tìm ẩn trong đất, giúp cây lúa phát triển  khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Điều kiện đất thích hợp cho cây lúa nước

  • Lúa thích hợp sinh trưởng ở tầng đất giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ, khả năng giữ nước tốt, thoáng khí,  pH từ 5,5 - 7,5 [1]. 
  • Đất trồng lúa phải có tầng canh tác dày để rễ ăn sâu, bám chặt đất và hút dinh dưỡng tốt để nuôi cây.
  • Trước khi gieo, cấy lúa, đất trồng phải được dọn sạch gốc rạ, cày sâu, bừa kĩ và làm phẳng mặt ruộng.

Kỹ thuật làm đất cho cây lúa

Lúa nước là cây trồng đặc thù, bởi tính ưa ngập, vì vậy kỹ thuật làm đất trước khi trồng có đôi phần khác so với những loại cây còn lại. 

Dưới đây là các bước làm đất cơ bản, giúp bà con quản lý tốt cỏ dại, ốc bươu vàng, góp phần thúc đẩy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Bước 1: Xử lý cỏ dại, rơm rạ

  • Trên bờ: Dùng cuốc, rựa, liềm hoặc máy phát cỏ để làm sạch cỏ trên bờ, loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu, côn trùng và mầm bệnh gây hại.
  • Dưới ruộng: Sau khi thu hoạch, bà con tiến hành dùng lửa hoặc thuốc diệt cỏ để tiêu hủy rơm, rạ và hạt cỏ có trên ruộng. 

Lưu ý: Đối với cỏ, rơm, rạ dưới ruộng, bà con có thể dùng máy cày cày lật và vùi chúng xuống phía dưới.

Bước 2: Cày lật, phơi ải đất

Cày lật, phơi ải đất trồng lúa
Cày lật, phơi ải đất

Trước khi gieo từ 15 - 20 ngày, bà con tiến hành cày ải, lật úp đất xuống để diệt cỏ dại và mầm bệnh trong đất.

  • Đối với chân ruộng khỏe, không nhiễm phèn: Dùng máy cày chuyên dụng cày với độ sâu từ 15 - 20cm [2].
  • Đối với ruộng nhiễm phèn: Tiến hành bón vôi từ 300 - 1.000 kg/ ha, sau đó dùng máy cày chuyên dụng, cày cạn từ 5 - 10 cm.

Lưu ý: Bà con có thể cày thưa hoặc cày đảo lại một lần nữa để diệt mầm bệnh một cách triệt để hơn.

Bước 3: Cày bừa đất

Cày bừa đất trồng lúa
Cày bừa đất
  • Sau khi cày ải và phơi đất, tiến hành cho nước vào ruộng sau đó dùng máy cày mini đánh tơi nhuyễn đất trong ruộng.

Bước 4: San phẳng mặt ruộng và tạo rãnh

San phẳng mặt ruộng và tạo rãnh cho đất trồng lúa
San phẳng mặt ruộng và tạo rãnh
  • Khi đất trong ruộng đã được đánh tơi nhuyễn, bà con tiến hành gắn bộ phận gạt vào phía sau máy cày khi máy chạy để san phẳng mặt ruộng.

Bước 5: Tạo mạng lưới dẫn nước

Tạo mạng lưới dẫn nước trồng lúa
Tạo mạng lưới dẫn nước

Tạo rãnh dẫn nước để đưa phần nước còn đọng lại trên ruộng ra ngoài, đảm bảo khi gieo (sạ), mầm lúa lên đều, không bị chết bởi những chỗ trũng nước. 

  • Tạo đường dẫn nước

Bà con dùng trang tạo một đường dẫn nước xung quanh ruộng với chiều dài bằng chiều dài xung quanh ruộng (chu vi đám ruộng), rộng 25 - 30cm và sâu khoảng 25 - 30cm. Đường dẫn này sẽ được nối với hệ thống tưới tiêu nước [3].

  • Nối các vũng nước vào đường dẫn nước

Sau khi tạo đường dẫn xung quanh ruộng, bà con tiến hành nối các vũng nước trong ruộng vào đường dẫn để nước trong ruộng được rút hoàn toàn.

Lưu ý: Ruộng trước khi gieo sạ phải cạn hết nước.

Xử lý rơm rạ tại ruộng

  • Để tăng hiệu quả chuyển hóa rơm và gốc rạ trên ruộng thành nguồn dinh dưỡng cho vụ mùa, bà con có thể sử dụng BS13 - Eco (phân hủy gốc rạ) của Bacsicayxanh.
  • Sản phẩm BS13 - Eco chứa Trichoderma spp., Saccharomyces cerevisiae, Actinomyces spp. có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa thành dinh dưỡng cho cây, cải tạo đồng ruộng màu mỡ.
  • Sử dụng sản phẩm trong quá trình làm đất giúp giảm ngộ độc hữu cơ do rơm rạ gây nên, góp phần giảm 20 - 30% lượng phân bón khác, gia tăng hiệu quả giảm chi phí phân bón và thuốc BVTV.
  • Bà có thể dùng trực tiếp sản phẩm vào đất trong quá trình làm đất hoặc trộn chung với phân bón để bón lót.
  • Liều lượng: 250g/ 1000m2 .
chế phẩm xử lý rơm rạ
Chế phẩm xử lý rơm rạ

 

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa, Đại học Cần Thơ

[2] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận, 2019. Quy trình Kỹ thuật (tạm thời): Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đối với lúa gieo sạ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận.

[3] Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016. Giá trình mô đun gieo trồng lúa, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 32 - 34.