Kỹ thuật xử lý đất trồng xoài

Kích thước chữ

Sau quá trình canh tác lâu dài, tính chất và hàm lượng hữu cơ trong đất sẽ giảm. Vì vậy, việc cải tạo và xử lý đất là rất cần thiết để tạo điều kiện cho sự phát triển của cây xoài, đồng thời hạn chế sự lây lan của các nấm bệnh gây hại. Việc cải tạo đất trước khi vào vụ mới sẽ giảm tới 60- 80% khả năng gây bệnh từ nấm, khuẩn có trong đất.

Phương pháp truyền thống

Cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho cây xoài
Cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho cây xoài
  • Bà con cần dọn toàn bộ cỏ dại, gạch đá, bao bì, rác thải trên bề mặt đất, cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho cây. 
  • Xới xáo để tạo độ tơi xốp cho đất. Nếu độ pH thấp, có thể xử lý đất bằng việc rắc vôi bột ở đều khắp bề mặt hố trước khi trồng để cân bằng độ pH cho đất. 
  • Thường xuyên thăm vườn, tiêu hủy, dọn dẹp những cây bị bệnh nặng và không có khả năng phục hồi [1].
  • Đối với vùng đất trước đó trồng nhiều loại cây lâu năm khác thì nên để đất nghỉ ngơi khoảng 6- 12 tháng. Trong thời gian này, bà con có thể trồng một số loại cây họ Đậu để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tăng độ đạm cho đất [2]. 

Phương pháp xử lý bằng vi sinh

Hiện nay, biện pháp xử lý phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất là sử dụng các loại chế phẩm vi sinh trộn chung với phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục để bón lót và tưới trực tiếp vào gốc cây.

Lợi ích mang lại

  • Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp đất tơi xốp.
  • Hạn chế được tối đa nấm bệnh gây hại cây trồng như bệnh nấm hồng, tuyến trùng hại rễ. 

Cơ chế tác động

Sử dụng các chủng vi sinh xử lý đất là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả quản lý nấm khuẩn bền vững nhờ những cơ chế ưu việt của nấm đối kháng: cơ chế ký sinh, cạnh tranh dinh dưỡng và cơ chế tiết kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.  

  • Ký sinh: Có tác dụng ký sinh lên các nhóm vi sinh vật gây hại để tiêu diệt, hạn chế di chuyển và phát triển của nấm bệnh [3].
  • Cạnh tranh dinh dưỡng: Các vi sinh vật có ích như Trichoderma spp., Chaetomium spp., Actinomyces spp., Saccharomyces cerevisiae… chiếm chỗ, phát triển làm thu hẹp môi trường sống và dinh dưỡng của các vi sinh vật gây bệnh [3],[4]. 
  • Ức chế bằng cơ chế tiết kháng sinh: Chúng sản sinh ra các loại enzyme với hoạt tính tương tự "thuốc kháng sinh" có tác dụng tiêu diệt và ức chế kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh [3],[5]. 

Liều dùng, cách dùng

Bộ đôi xử lý nấm bệnh trong đất hiệu quả cho cây xoài
Bộ đôi xử lý nấm bệnh trong đất hiệu quả cho cây xoài

Sau khi phơi ải xong, tiến hành sử dụng BS07 - Trichoderma BS09 - Ryzen để tiêu diệt nấm bệnh trong đất. Cách xử lý: 

  • Cách 1: Hòa tan sản phẩm với nước, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây con (cây ươm) sau khi xuống giống. Sử dụng 3-4 lần/ vụ để phòng ngừa các nấm bệnh cho cây.

- Pha 1kg sản phẩm BS07- Trichoderma với 200- 400 lít nước để phòng bệnh. Nếu cây bị bệnh thì pha 500ml sản phẩm với 200 lít nước rồi tưới vào gốc cây. 

- Nên kết hợp chung với BS09- Ryzen để tăng tính hiệu quả, với liều lượng: Phòng bệnh: 500g/ 400 lít nước; trị bệnh: 500g/200 lít nước.

  • Cách 2: Trộn chung với phân chuồng hoặc kết hợp N.P.K để bón lót rải đều theo luống.

- Ủ phân chuồng, vỏ cà phê, xác bã thực vật: Sử dụng 1kg cho 4-5m3. Sau đó, rải trực tiếp sản phẩm lên đống nguyên liệu trộn đều, độ ẩm đống ủ đạt 55-60%, dém bạt sau 20- 45 ngày là sử dụng được.

 

Tài liệu tham khảo

[1] KS. Nguyễn Mạnh Chinh và cộng sự (2007), Trồng- chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh xoài, vú sữa- sapô- dừa, NXB Nông nghiệp.

[2] FAO.org.vn (2021). Kỹ thuật trồng xoài năng suất nhất cho bà con. 

[3] Nguyễn Nhã, Nấm Chaetomium- Giải pháp mới trị nấm bệnh cây trồng, Công nghệ cao. 

[4] TS. Dương Hoa Xô (2005), Vai trò nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát các sinh vật, Sở NN và PTNT, thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Dương Tiến Thịnh (2020), Nấm đối kháng Trichoderma: cơ chế hoạt động và ứng dụng trong trồng trọt.