Chăm sóc, bón phân cây xoài từ 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Trong thời kỳ cây xoài 1-3 năm tuổi, cần chú ý tới các yếu tố nước tưới, phân bón dinh dưỡng, chế độ cắt tỉa tạo tán, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại để cây non phát triển nhanh, phát sinh bộ rễ khỏe mạnh, cứng cáp.   

Kỹ thuật chăm sóc cây xoài từ 1 đến 3 năm tuổi

Tưới nước 

  • Trong khoảng thời gian này, cần đặc biệt chú ý đến việc tưới nước cho cây con, phải duy trì từ 3- 4 ngày/lần. Càng về sau, lượng nước tưới sẽ bớt đi, nhưng phải thường xuyên đảm bảo được độ ẩm ở diện tích xung quanh gốc [1]. 

Dọn dẹp vệ sinh

  • Thường xuyên thăm vườn, dọn dẹp rác thải, bao bì, cỏ dại. 
  • Nếu đất có độ pH cao cần rắc vôi với liều lượng cân đối để cân bằng pH cho đất.  
  • Bà con có thể sử dụng rơm, cỏ khô rải xung quanh gốc cây bán kính từ 0,8- 1m và để trống phần diện tích cách gốc khoảng 20cm nhằm hạn chế cỏ dại, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước và sâu hại [2].

Cắt tỉa, bấm đọt 

  • Bà con có thể dùng kéo bấm cành hoặc dao để cắt bỏ những đoạn cành, đọt xấu và dính sâu bệnh [2]. 

Kỹ thuật bón phân cho cây xoài từ 1 đến 3 năm tuổi

Trong thời kỳ cây xoài 1-3 năm tuổi cần nhiều đạm và lân hơn kali nhằm kích thích cây phát triển thân và lá. Bà con có thể tham khảo lượng phân bón hàng năm cho cây xoài như sau: 

Lượng phân:

  • Năm thứ nhất: 200-300g phân NPK 30:9:9 + 100- 200 DPA.
  • Năm thứ hai: 300-500g phân NPK 30:9:9 + 200- 300 DPA + 100- 200g Kali.
  • Năm thứ ba: 400-600g phân NPK 30:9:9 + 200- 300 DPA + 100- 200g Kali [3]. 

Cách bón:

  • Cách 1: Hòa tan phân bón với nước rồi tưới cho cây.
  • Cách 2: Đào khoảng 4-5 hố nhỏ xung quanh gốc cây hoặc đào rãnh tạo thành một vòng tròn quanh gốc, cách gốc 50cm rồi bón phân vào hố hoặc rãnh. Sau đó lấp đất lại, có thể phủ một lớp rơm rạ phía trên để tránh bốc hơi [4]. 

Kỹ thuật cắt cành, tạo tán cây xoài 1 đến 3 năm tuổi

Cắt cành tạo tán cho cây xoài thời kỳ từ 1 - 3 năm tuổi
Cắt cành tạo tán cho cây xoài thời kỳ từ 1 - 3 năm tuổi

Thời điểm cắt tỉa, tạo tán

  • Về thời điểm cắt tỉa, bà con không nên cắt tỉa khi cây đang ra lộc non và cành non.
  • Phải cắt tỉa thường xuyên để định hình khung tán cho cây.

Lựa chọn vị trí cắt tỉa

  • Cành chính sau trồng, đầu cành cấp 1 (là cành mọc ra từ thân chính), cành cấp 2 (là cành mọc ra từ cành cấp 1) (thấp hơn mặt tán 5 cm). 

Tiến hành cắt tỉa 

  • Sau khi lựa chọn được vị trí cắt tỉa cách mặt đất khoảng 60cm, bà con tiến hành dùng kéo cắt cành bấm tỉa và nuôi lại từ 1-3 cành cấp 1. 
  • Nên lựa chọn các cành phân bố đều các hướng quanh trục tán, giúp cho cây xoài giữ được cân bằng và đảm bảo được đầy đủ ánh sáng khi cây ra hoa, tạo quả. 
  • Cành cấp 1 sẽ phát triển ra nhiều đợt lộc (chồi) mới, bà con tiến hành cắt tỉa đợt 2 để tạo cành cấp 3. 

Lưu ý

  • Lựa chọn và giữ lại những cành khỏe. Trong trường hợp một số giống có đặc điểm cành mọc thẳng đứng thì bà con nên treo buộc vật nặng ở trên cành để tạo cho cành mọc ngang ra.
  • Khi cành ngang có khoảng 2 – 3 lần ra đọt, tiếp tục bấm ngọn. Bà con nên giữ lại khoảng 3 - 4 chồi mọc theo các hướng tạo sự cân đối cho tán cây.
  • Việc cắt tỉa, tạo tán phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch quả để cây ra đọt non mới.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho xoài 1 đến 3 năm tuổi

Phòng trừ sâu hại

  • Ở thời kỳ này, cây yếu, lá non, nên dễ dàng trở thành đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau tấn công như rầy bông, rệp sáp, rầy mềm, bọ trĩ, câu cấu xanh… Chúng chích hút, cắn phá làm cho lá cây bị rách nhiều chỗ, ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp của cây, cây không đủ dinh dưỡng để hình thành hoa và quả [5]. 
  • Bà con nên sử dụng sản phẩm BS25- Insect để kiểm soát, phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng gây hại cho cây xoài. Sản phẩm an toàn không độc hại, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
BS25 - Insect chuyên xử lý côn trùng hại xoài thời kỳ 1 - 3 năm tuổi
BS25 - Insect chuyên xử lý côn trùng hại xoài thời kỳ 1 - 3 năm tuổi

Phòng trừ bệnh hại

  • Cây xoài thường xuất hiện các bệnh như thán thư, phấn trắng, khô đọt, thối rễ… gây hại nặng nề trên chồi, lá, cành non và rễ cây. Điều này làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng ra hoa, tạo quả của cây [5].
  • Bà con nên sử dụng BS01- Chaetomium, sản phẩm ứng dụng các chủng vi sinh vật có lợi, giúp cây trồng quản lý hiệu quả nấm khuẩn gây hại. BS01 là giải pháp phù hợp cho canh tác nông nghiệp hữu cơ và xuất khẩu, đặc biệt thân thiện với môi trường và con người. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] KS. Thái Hà và cộng sự (2011), Bạn của nhà nông- Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài, NXB Hồng Đức.

[2] GS. TS. Lê Văn Tố và cộng sự (2006), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO (Quyển 5: Cây xoài), NXB Lao động Xã hội.

[3] Công ty cổ phần Nông dược H.A.I. Kỹ thuật bón phân cho cây xoài.

[4] Nguyễn Tiến Huyền và cộng sự (2014), Giáo trình mô đun: Trồng và chăm sóc xoài – Nghề Trồng xoài, ổi, chôm chôm, Hà Nội. 

[5] Cẩm nang cây trồng. Sâu bệnh hại cây xoài.