Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm sau ghép

Kích thước chữ

Sau khi ghép, cây chôm chôm cần có điều kiện chăm sóc hợp lý để có thể phát huy hết những ưu điểm của phương pháp ghép khi đưa đi trồng. Bà con cần hạn chế tối đa các tổn thương vật lý và kết hợp bón phân, tưới nước đúng cách để cây phát triển một cách tốt nhất. 

Hưỡng dẫn chăm sóc chôm chôm sau ghép

Cắt tỉa 

- Thời gian đầu, gốc ghép sẽ mọc ra những chồi non, bà con nông dân cần để ý để cắt bỏ những chồi non này để gốc ghép tập trung toàn bộ dinh dưỡng nuôi cành ghép. 

Dọn vệ sinh vườn 

- Môi trường xung quanh cần phải được làm sạch sẽ. Cỏ dại và rác thải là những môi trường cho nấm bệnh sinh sống, cần phải loại bỏ để tránh làm lây lan bệnh cho cây trồng. 

Vườn giống chôm chôm ghép
Vườn giống chôm chôm ghép

Tưới nước

- Giai đoạn sau ghép cây rất cần nước, bà con nên tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, tưới đủ ẩm và không tưới quá nhiều [1]. 

Kiểm tra mối ghép 

- Kiểm tra mối ghép thường xuyên (3 - 4 ngày 1 lần), nếu gặp điều kiện mưa gió thì phải tiến hành che phủ cẩn thận, tránh làm cành ghép bị ướt, nấm bệnh sẽ phát triển và gây hại. 

- Từ 45 - 50 ngày sau ghép thì phải tiến hành kiểm tra xem cành ghép đã có độ kết dính tốt hay chưa, nếu đã đạt yêu cầu thì tiến hành mở băng hoặc không cần mở đối với những loại băng tự hủy [1]. 

Kỹ thuật bón phân 

Thời điểm bón phân 

  • Sau khi ghép được khoảng 40 - 45 ngày, mầm ghép có lá xòe rộng, chuyển màu xanh lục thì tiến hành bón phân. 

Phân chuồng 

  • Bón lót phân chuồng với liều lượng 10kg/1000 gốc [1]. 

Phân vô cơ 

  • Loại phân và thời điểm bón 

- Bón phân NPK 20 - 10 - 10 ở cơi đọt thứ nhất và thứ 2 [1]. 

- Bón phân NPK 15 - 15 - 15 ở cơi đọt thứ 3 [1]. 

  • Cách bón  

- 1kg phân hòa đều cùng 100 lít nước, tưới cho 1000 gốc vào sáng sớm hoặc chiều mát [3]. 

Phân hữu cơ vi sinh 

Bà con nông dân bón kết hợp sản phẩm BS21 - Humic BS14 - Amino với các loại phân bón khác. Hai dòng phân bón trên có nguồn gốc sinh học, an toàn, giúp cây phát triển tốt, khỏe, liền mối ghép nhanh. 

Dinh dưỡng cây chôm chôm sau ghép
Dinh dưỡng cây chôm chôm sau ghép

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh 

Phòng trừ sâu hại 

- Ở giai đoạn này, cây chôm chôm phải đối mặt với các loài côn trùng gây hại như sâu cuốn lá, sâu róm,... Biện pháp phòng ngừa sâu, côn trùng hiện nay được khuyến cáo và mang lại hiệu quả cao là sử dụng sản phẩm BS25 - Insect. 

- Sản phẩm đang được bà con nông dân miền Tây sử dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả cao, với khả năng phòng trừ, tiêu diệt trên 80% sâu và côn trùng gây hại cho cây trồng. 

Phòng trừ bệnh hại  

- Các loại bệnh hại chính thường xuất hiện ở cây xoài giai đoạn sau ghép như bệnh như thán thư, phấn trắng, thối rễ… 

- Biện pháp phòng ngừa nấm bệnh cho cây trồng được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng BS01 - Chaetomium. Sản phẩm có thành phần vi sinh có lợi, an toàn cho sức khỏe của người sử dụng, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng, giảm áp lực dịch hại. 

Thuốc trừ sâu bệnh sinh học cây chôm chôm
Chế phẩm trừ sâu bệnh sinh học cây chôm chôm

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Tài liệu mạng: Trần Công Tín, 2020, Quy trình chăm sóc cây giống chôm chôm trong điều kiện hạn hán xâm nhập mặn, Sở Khoa học và Công nghê tỉnh Bến Tre.