Kỹ thuật nhân giống cây chôm chôm

Kích thước chữ

Ghép là phương pháp nhân giống phổ biến nhất đối với cây chôm chôm. Phương pháp này giúp cây phát triển nhanh hơn so với chiết và gieo hạt. Trong đó, ghép đoạn cành dễ thực hiện nhất, dễ chăm sóc cũng như mang lại hiệu quả hơn so với ghép mắt nhỏ và ghép cửa sổ. 

Kỹ thuật nhân giống chôm chôm (ghép đoạn cành)

Chuẩn bị dụng cụ 

  • Dao/ kéo cắt cành chuyên dụng. 
  • Băng keo ghép cây chuyên dụng (chuẩn bị thành các đoạn khoảng 50cm) hoặc túi nilon. 

Lưu ý: Vệ sinh dụng cụ ghép (dao, kéo) bằng nước vôi trong trước khi tiến hành ghép cây. 

Các bước ghép đoạn cành

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép 

- Sau khi chọn được gốc ghép ưng ý, bà con tiến hành cắt ngang gốc ghép một đoạn khoảng 8 - 10cm (tính từ vị trí bầu), đường kính 0,8 - 1cm. 

- Loại bỏ những cành nhỏ và lá trên gốc ghép để sau này dinh dưỡng sẽ được tập trung tối đa vào cành ghép. 

- Tại vị trí ghép, chẻ dọc gốc ghép 1 đoạn từ 1,5 - 2cm. 

Lưu ý: Dụng cụ phải sắc, sạch sẽ, động tác cắt phải dứt khoát tránh xơ vết cắt, hạn chế cắt nhiều lần vì vi khuẩn có thể lây từ dụng cụ qua cây. 

  • Bước 2: Xử lý cành ghép 

- Loại bỏ lá trên đoạn cành sau đó cắt 1 vết hình chữ V (1,5 - 2cm) vừa khít với vết cắt trên gốc ghép.  

Lưu ý: Cắt dứt khoát, không được cứa đi cứa lại sẽ làm nát phần tế bảo mặt cắt, khiến cây dễ bị tổn thương do bệnh hại tấn công. 

  • Bước 3: Ghép cành 

- Đặt cành ghép vào vết chẻ của gốc ghép sao cho trùng khít vào nhau. Bà con đặt làm sao mà khi bỏ tay ra, cành ghép ko bị rơi ra là đạt yêu cầu. 

  • Bước 4: Cố định cành ghép 

- Dùng dây nilon chuyên dụng quấn chặt vết ghép khoảng 5 - 7 vòng rồi mở căng dây ra quấn 1 lớp mỏng đều, kín từ vết ghép lên đến hết cành ghép.  

- Quấn như vậy để phủ kín nhằm tránh nước, không khí từ bên ngoài vào, hạn chế sự thoát hơi nước và nấm khuẩn từ bên ngoài. 

Lưu ý: Vị trí ghép được cố định bằng dây nilon phải chắc chắn, không bị lung lay khi tưới nước hoặc gió. 

Cố định vết ghép
Cây chôm chôm nhân giống bằng phương pháp ghép

Ưu nhược điểm của ghép đoạn cành 

Ưu điểm 

  • Cây phát triển nhanh, ra quả sớm do thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh. 
  • Cây giữ được đặc tính của cây giống mà người nông dân chọn để nhân giống. 
  • Trong thời gian ngắn có thể nhân giống được nhiều cây, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. 

Nhược điểm 

  • Cây chịu hạn kém, dễ bị đổ do bộ rễ khá nông. 
  • Đòi hỏi người ghép phải có trình độ kỹ thuật cao. 
  • Bệnh hại do nấm hay virus có thể truyền từ cây lấy giống sang gốc ghép, làm lây bệnh và chết cây. 

Tài liệu tham khảo 

[1] Tài liệu mạng: Trần Công Tín, 2020, Quy trình chăm sóc cây giống chôm chôm trong điều kiện hạn hán xâm nhập mặn, Sở Khoa học và Công nghê tỉnh Bến Tre.