Tên thường gọi: Sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá
Tên khoa học: Parnara guttata
Các cây trồng thường bị hại: Lúa nước, lúa mì, mía, cỏ lồng vực, cỏ cú, cỏ mần trầu,...
Kích thước chữ
Tên thường gọi: Sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá
Tên khoa học: Parnara guttata
Các cây trồng thường bị hại: Lúa nước, lúa mì, mía, cỏ lồng vực, cỏ cú, cỏ mần trầu,...
- Bướm: Thân màu đen lẫn vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau. Cánh trước màu nâu đậm, có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Cánh sau màu nâu đen, rìa cánh có 4 đốm trắng. Thời gian sống của bướm từ 7 - 20 ngày.
- Trứng: Hình bán cầu, đỉnh hơi lõm ở giữa, ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang nâu vàng, khi sắp nở có màu đen tím. Giai đoạn trứng từ 4 - 7 ngày.
- Sâu non: Cơ thể màu xanh lục; đầu to, màu đen. Sâu lớn hai đầu cơ thể thon nhỏ, phần giữa nở to. Sâu phát triển từ 10 - 25 ngày.
- Nhộng: Màu vàng nhạt, khi sắp chuyển thành bướm có màu nâu đen. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 5 - 10 ngày.
- Sâu non mới nở sống trong ống tơ. Ban đêm hoặc khi trời râm mát, sâu bò ra ngoài cắn đứt từ bìa phiến lá vào trong rồi ăn dọc theo gân lá.
- Vào đầu vụ, sâu tuổi lớn nhả tơ cuốn nhiều lá lại thành tổ, sau đó nằm bên trong ăn khuyết từng phần của lá lúa. Sâu có thể cuốn cả khóm lúa thành một búi rồi cắn cụt các khóm.
- Bướm đẻ trứng vào buổi sáng, quan sát dưới mặt lá gần gân chính thấy trứng sâu được đẻ rải rác.
- Sâu phá hại khiến hiệu suất quang hợp của cây giảm mạnh; cây xơ xác, còi cọc, tạo đòng ngắn, đòng bị cuốn cong, gãy rập, thậm chí không trổ, không nở hoa, kết hạt.
- Sâu gây hại nặng, toàn bộ ruộng lúa có thể bị cắn trụi lá, thời gian lúa chín kéo dài, gây khó khăn trong quá trình thu hoạch.
- Sâu cuốn lá lớn hại lúa từ khi lúa mới cấy cho đến khi lúa chín. Nếu bà con chủ quan, không có biện pháp phòng ngừa và xử lý sâu đúng cách, khi mật độ sâu trên ruộng lớn, năng suất và hiệu hiệu quả kinh tế của cả vụ sẽ bị ảnh hưởng.
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng thuốc hóa học chứa các hoạt chất: Cartap hydrochloride, Pyrethroid, Cypermethrin,...
Cảnh báo! Thuốc trừ sâu hóa học ngoài việc giết sâu hại còn gây ra cái chết cho các loại côn trùng và vi sinh vật có ích khác. Sử dụng thuốc hóa học lâu ngày, khiến đất trồng cằn cỗi, hệ sinh thái mất cân bằng, đồng ruộng có nguy cơ cao xuất hiện dịch hại khó kiểm soát, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và lợi nhuận của bà con.
Biện pháp xử lý sinh học
- Sử dụng Thuốc trừ sâu sinh học BS24 - Deep của Bác Sĩ Cây Xanh để phòng trừ, kiểm soát sâu cuốn lá lớn hại lúa. Sản phẩm chứa tinh thể độc được thu từ vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis), có khả năng gây độc cho nhiều loại sâu thông qua đường tiêu hóa. Cụ thể, sau khi đi vào ruột của sâu cuốn lá lớn, dưới tác động của độ pH kiềm trong ruột giữa, các tinh thể độc này sẽ được hòa tan, sau đó liên kết với tế bào ở thành ruột, đâm xuyên qua màng, phân giải và làm mất cân bằng các chất trong hệ tiêu hóa của sâu, khiến cho sâu ngừng ăn và chết đói. Đặc biệt, thành phần BS24 - Deep còn bao gồm nấm xanh, nấm trắng, góp phần kiểm soát mật độ muỗi hành, bọ xít, bọ trĩ trên đồng, bảo vệ cây lúa khỏe mạnh, cho năng suất tối đa.
- BS24 - Deep được xem là công cụ diệt sâu hại thực vật nổi trội, đem lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, không gây tồn dư hóa chất trong nông sản, an toàn cho sức khỏe con người. Sản phẩm chuyên dùng trong canh tác hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị nông sản, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Hướng dẫn sử dụng BS24 -Deep
- Xử lý: Pha với liều lượng 250ml BS24 - Deep/ 400 lít nước.
Nếu thấy bướm rộ trên đồng thì 4 - 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.
Bà con tiến hành phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ tán lá nơi sâu ở từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Phun phòng: Pha với liều lượng 250ml BS24 - Deep/ 200 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ tán lá nơi sâu ở. Phun định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.
Lưu ý: Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử, không bị giảm tác dụng khi pha chung với các loại thuốc BVTV khác khi sử dụng.
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại
Bình luận
Hãy đăng nhập để bình luận