Đây là thời kỳ cây bắt đầu cho thu hoạch quả, đồng thời vẫn tiếp tục phát triển thân cành. Để cây khỏe, cho quả sai, chất lượng tốt, thời kỳ khai thác được kéo dài, bà con cần phải có chế độ chăm sóc, bón phân đúng và phù hợp. Tìm hiểu cách chăm sóc, bón phân mãng cầu na thời kỳ khai thác cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Kỹ thuật chăm sóc cây mãng cầu na thời kỳ khai thác
Tưới nước
- Tùy theo độ lớn và thời tiết ở mỗi khu vực trồng mà có liều lượng và cách tưới nước khác nhau. Có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần, mỗi cây tưới từ 10 - 20 lít nước.
Tuốt lá, tỉa cành
- Tuốt lá
Sau khi thu hoạch quả vào mùa đông, tiến hành tuốt các lá giá, là vàng héo úa để kích thích cây ra lộc, ra hoa [1],[2].
- Tỉa cành
Sau khi tuốt lá xong thì tiếp tục tiến hành tỉa cành cho cây mãng cầu na. Bà con có thể tỉa cành cho cây theo các bước dưới đây:
Bước 1: Dùng dao, kéo chuyên dụng cắt sâu một góc 450 vào bề mặt tán, tạo cho tán có hình bán cầu dẹp [1],[2].
Bước 2: Tiếp tục cắt những cành nhỏ, cành vóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt, làm cho lòng tán có hình phễu, thông thoáng, ánh sáng có thể chiếu trực tiếp vào.
Bước 3: Sau khi cắt tỉa 10 ngày, trên mỗi cành cây sẽ mọc ra nhiều chồi, bà con nên tỉa bớt các chòi bé, yếu ớt, chỉ chừa lại 4 - 6 chồi khỏe và được phân đều về các hướng khác nhau.
Tỉa cành giúp cây kéo dài được thời kỳ thu hoạch, cây khỏe trẻ và hạn chế sâu bệnh.
Thụ phấn nhân tạo
Tỉ lệ đậu quả ở cây mãng cầu na khá thấp vì vậy việc thụ phấn nhân tạo cho cây là một bước rất quan trọng mà bà con cần thực hiện trong thời kỳ này [1].
- Thời gian
- Thu phấn và thụ phấn nên được tiến hành vào những ngày nắng ráo.
- Thời gian thu phấn được khuyến cáo là 3 - 6 giờ chiều.
- Thời gian thụ phấn cho cây tốt nhất là 9 - 12 giờ hoặc 14 giờ 30 - 17 giờ 30.
- Tiến hành thụ phấn cho cây theo các bước sau:
Bước 1: Chọn những hoa sắp nở, cánh dài, các cánh đã bắt đầu chuyển sang màu trắng kem để hái.
Bước 2: Hoa hái xong tiến hành cho vào túi, đậy kín, để qua đêm sau đó thu hạt vào trong lọ.
Bước 3: Dùng tay tách nhẹ cánh hoa sau đó dùng dụng cụ thu (tích) hạt như tăm bông, ống hút,... để lấy phấn từ trong lọ rồi chấm nhẹ vào trong nhụy hoa.
Tỉa quả
- Dùng kéo, dao cắt bỏ những quả nhỏ, quả bị sâu, bệnh, méo mó, không đạt tính thẩm mĩ và chất lượng,...
- Tỉa quả trong thời kỳ này giúp nâng cao chất lượng quả, cây tập trung dinh dưỡng cho những quả cần thiết, cho quả to, chất lượng cao [2].
Bao quả
Để hạn chế các loại côn trùng chích hút như: bọ xít muỗi, ruồi đục quả phá hại, khi cây có các quả nhỏ (tầm khoảng 0,5kg/ trái), bà con nên tiến hành sử dụng bao nilon hoặc vải chuyên dụng để bọc quả.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cây mãng cầu na thời kỳ khai thác
Sâu hại
Thời kỳ thu hoạch là lúc sâu, côn trùng gây hại phá hoại nhiều nhất. Ruồi đục quả, sâu đục quả, bọ xít muỗi, rệp sáp, bọ vòi voi là những tác nhân phá hoại chính của cây ở giai đoạn này. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây.
Bà con có thể sử dụng phối hợp sản phẩm Thuốc diệt nhện đỏ, côn trùng BS25 - Insect và Thuốc diệt ruồi vàng BS23 - Ruva của bacsicayxanh để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại cây na thời kỳ này. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ vi sinh, an toàn với con người, vật nuôi và môi trường, đem lại hiệu quả phòng trừ ruồi vàng, sâu, côn trùng cao. Đặc biệt sản phẩm không tồn dư hóa chất trong nông sản, phù hợp với tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Bệnh hại
Bệnh thán thư, vàng lá thối rễ, nứt thân thối gốc gây hại mạnh và xuyên suốt ở tất cả các thời kỳ của cây mãng cầu na, nhất là vào thời kỳ khai thác. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời, đúng cách, có thể gây tổn thất lớn đến chất lượng hoa, trái và sức sống của cây.
Có thể tham khảo, sử dụng kết hợp sản phẩm Chế phẩm xử lý nấm BS01 - Chaetomium và Xử lý vàng lá thối rễ BS03 - Physa của bacsicayxanh để phòng ngừa nấm khuẩn, kiểm soát mầm bệnh. Sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, phun cho cây trồng giúp ngăn chặn, hạn chế, kiểm soát mầm bệnh lây lan đồng thời kích thích cây sinh trưởng khỏe.
Kỹ thuật bón phân cây mãng cầu na thời kỳ khai thác
Phân chuồng
Bón phân chuồng cho cây 2 năm 1 lần. Liều lượng bón là 20 - 40kg phân chuồng/ gốc. (cây càng lớn tuổi thì lượng phân chuồng được bổ sung càng nhiều)
Lưu ý: Phân chuồng bón cho cây phải hoai mục và được xử lý nấm khuẩn bằng BS07 - Trichoderma.
Phân hóa học
Ở thời kì này, tiến hành bón cho cây mỗi năm 3 lần, chia theo các thời điểm như sau [3]:
- Lần 1: Trước khi cây ra hoa (tháng 2 - 3)
- Lần 2: Khi cây có quả non (tháng 6 - 7)
- Lần 3: Sau khi thu hoạch quả (tháng 9 -10)
Ngoài ra, tùy vào tuổi của cây mà bà con có liều lượng bón ở từng năm khác nhau.
- Cây 4 - 5 tuổi: Bón phân NPK-S 12:5:10-14 cho cây theo liều lượng 1,5kg NPK/ cây/ đợt, tương đương 4,5kg/ năm.
- Cây 6 - 7 tuổi: Bón phân NPK-S 12:5:10-14 cho cây theo liều lượng 2kg NPK/cây/ đợt, tương đương 6kg/ năm.
- Cây trên 8 tuổi: Bón gốc 2,5 kg NPK-S 12:5:10-14 cho mỗi cây ở mỗi đợt, tương đương 7,5 kg/ cây/ năm. [3]
Phân hữu cơ vi sinh
Ngoài phân chuồng, phân hóa học, việc bổ sung phân hữu cơ vi sinh trong thời kỳ này là rất cần thiết. Phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, sung sức, cây sẽ kéo dài được thời gian thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
- Bón gốc
Trong mỗi đợt bón phân hóa học, bà con nên sử dụng kết hợp với BS21 - Phân vi sinh Humic để bón gốc cho cây. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh phân giải lân, cố định đạm cùng thành phần humic cao cấp, khi bón phối hợp với phân hóa học sẽ giúp cây mãng cầu na phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái, trái to, đạt chất lượng
- Bón lá
Sau khi tỉa cành tuốt lá và bón phân lần 1, bà con nên tiến hành bón bổ sung phân bón lá Siêu ra hoa đậu trái BS15 - Nuti của Bác Sĩ Cây Xanh cho cây.
BS15 giúp kích thích hoa ra nhiều, hoa nở đồng loạt, tăng khả năng đậu trái của cây. Ngoài ra sản phẩm còn giúp cây hạn chế được sự rụng trái, cho trái to, chắc và nặng.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Thùy Dung, 2012. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng quả và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Na. Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, trang 13 - 19.
[2] Nguyễn Thị Thu Hà, 2011. Đánh giá bước đầu về tác dụng của biện pháp tuốt lá tỉa cành đến thời điểm ra hoa của cây na, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, trang 4 - 8.
[3] Bùi Huy Hiền, 2013. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây na. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Xem thêm