Banner

Chăm sóc bón phân cây thanh long từ 1 - 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Thời kỳ cây thanh long 1 - 3 năm tuổi, cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển và phân hóa mầm hoa. Do đó, bà con cần chăm sóc và bón phân hợp lý để cây dự trữ được nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh sản sắp diễn ra. 

 Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long từ 1 - 3 năm tuổi

Làm cỏ vườn thanh long

  • Cần thường xuyên làm cỏ định kỳ cho vườn thanh long để hạn chế nơi cư trú cho kiến, ốc sên và nấm khuẩn gây bệnh cho cây trồng. 
Dọn cỏ vườn thanh long giai đoạn kiến thiết
Dọn cỏ vườn thanh long giai đoạn kiến thiết

Tỉa cành cây thanh long 1 - 3 năm tuổi

  • Bà con cần tiến hành tỉa cành để định hình cho cây và loại bỏ các cành bị sâu, bệnh hại hoặc các cành nằm khuất bên trong [1]. 
  • Việc làm này còn giúp cây thông thoáng, giảm khả năng xuất hiện côn trùng và nấm bệnh, tăng khả năng ra hoa, đậu trái cho cây. 
Tỉa cành thanh long giai đoạn kiến thiết
Tỉa cành thanh long giai đoạn kiến thiết

Tưới nước cây thanh long 1 - 3 năm tuổi

Cây thanh long có khả năng chịu hạn tuy nhiên vẫn cần nước để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Lượng nước tưới và thời gian giữa 2 lần tưới tùy theo tình hình thời tiết. 

  • Mùa khô: Lượng nước tưới khoảng 30-55m3 /ha, từ tháng 3-4 thời gian giữa 2 lần tưới khoảng 4-5 ngày, tháng 11-2 năm sau thời gian giữa 2 lần tưới khoảng 6-8 ngày [2]. 
  • Mùa mưa: Nếu lượng mưa > 5mm thì không cần tưới tiêu, ngược lại, bà con cần tưới khoảng 4 - 5 ngày/lần [2]. 
Tưới nước vườn thanh long thời kỳ kiến thiết
Tưới nước vườn thanh long thời kỳ kiến thiết

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cây thanh long 1 - 3 năm tuổi

  • Trừ sâu 

Kiến, bọ trĩ, rệp sáp,... là những tác nhân gây hại thường tấn công thanh long trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, bà con cần có biện pháp pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời để ngăn chặn, giảm thiểu sự gây hại của chúng lên cây trồng. 

Bà con có thể tham khảo, sử dụng sản phẩm BS25 - Insect để kiểm soát dịch hại trên thanh long. BS25 an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường và đặc biệt không gây tồn dư độc chất trong nông sản. 

  • Trừ bệnh 

Giai đoạn cây con cho đến trước khi ra hoa, cây thanh long thường mắc các bệnh đốm đen, bệnh thán thư, thối bẹ,... Các bệnh này sẽ làm giảm khả năng quang hợp, khiến cây còi cọc, phát triển kém và không đủ sức để chuẩn bị cho mùa ra hoa. 

Bà con có thể sử dụng BS01 - Chaetomium để phòng ngừa nấm bệnh trên cây thanh long. Sản phẩm giúp ngăn chặn nấm bệnh lây lan, kiểm soát dịch hại ở mức độ thấp, không gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thanh long. 

Combo phòng trừ sâu bệnh cây thanh long
Combo phòng trừ sâu bệnh cây thanh long

Kỹ thuật bón phân cây thanh long 1 - 3 năm tuổi

Phân hoá học 

  • Bón định kỳ 1 tháng/lần, với liều lượng 80-100 gam urê kết hợp với 150-200 gam NPK 20-20-15/trụ [2].  
  • Cách bón: Rải xung quanh trụ trồng cách gốc 20-30 cm, dùng rơm tủ lại và tưới nước ướt đẫm cho tan phân [2].  

Phân hữu cơ 

  • Bón 2 lần (đầu và cuối) mùa mưa, với liều lượng 15-20kg phân chuồng hoai cùng với 0,5kg supe lân/trụ [2]. 

Lưu ý: Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

Bà con có thể sử dụng BS21 - Humic để bón gốc cho thanh long trong giai đoạn này. Sản phẩm chứa nguồn acid Humic cao cấp giúp cây khỏe mạnh, tăng khả năng bật chồi và xanh lá. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp thêm các vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo và tăng độ tơi xốp cho đất, đồng thời hạn chế mật số dịch hại tồn tại trong đất. 

  • Bón lá 

Ở giai đoạn này, cây thanh long cần nhiều dinh dưỡng để phát triển thân cành và kích thích sự nảy chồi. Bà con có thể sử dụng BS14 - Amino để cung cấp trực tiếp amino acid thủy phân thông qua lá, giúp cho cây phát triển tốt, đồng thời nâng cao sức đề kháng của thanh long. 

Dinh dưỡng phun lá thanh long giai đoạn kiến thiết
Dinh dưỡng phun lá thanh long giai đoạn kiến thiết

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Ts. Lê Văn Đức ( trưởng ban). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây thanh long theo VIETGAP, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

[2] Ts.Võ Hữu Thoại, Ts.Nguyễn Quang Dung, Ts.Đào Xuân Nghi, Ths.Bùi Công Kiêm, CVC.Đoàn Thị Phi Yến, 2021. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây Thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.