Chăm sóc thanh long thời kỳ cây dưới 1 năm tuổi

Kích thước chữ

Giai đoạn này, cây con còn yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận để hạn chế sâu bệnh hại phát sinh. Ngoài ra, bà con cần có chế độ bón phân hợp lý để tăng sức đề kháng cho cây và kích thích rễ phát triển. 

 Kỹ thuật chăm sóc thanh long dưới 1 năm tuổi

Làm cỏ vườn thanh long dưới 1 năm tuổi

  • Sau khi trồng thanh long, có thể tận dụng phần đất trống để trồng xen cây rau ngắn ngày giúp tăng thu nhập và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.  
  • Bà con có thể làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng máy cắt cỏ để làm sạch cỏ dại trong vườn thanh long[1]. 
Làm cỏ, dọn vườn
Làm cỏ, dọn vườn

Tỉa chồi cây thanh long dưới 1 năm tuổi

  • Sau trồng từ 2-3 tuần, khi cây đã ra nhiều chồi, cần tiến hành tỉa bỏ những chồi yếu, nhỏ, nhánh nảy ngang và chỉ để lại 2 - 3 chồi có bẹ to, khoẻ, cho leo lên giàn trụ để tạo tán.  
  • Khi cành dài vượt khỏi đỉnh trụ 30 - 40 cm thì uốn cành nằm xuống đỉnh trụ, 1 cành mẹ chọn để lại 1-2 cành sinh trưởng mạnh, bỏ cành ốm yếu, cành sâu bệnh [2]. 
  • Khi cành dài 1,2-1,5m và rủ xuống tiến hành bấm đọt giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả [2]. 
Tỉa chồi vườn thanh long dưới 1 năm tuổi
Tỉa chồi vườn thanh long dưới 1 năm tuổi

Tưới nước thanh long dưới 1 năm tuổi

Thanh long là cây chịu hạn tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu nước và nắng hạn sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến cành mới hình thành ít, bị teo tóp và chuyển sang màu vàng [1]. 

  • Mùa khô: Lượng nước tưới khoảng 30-55m3/ha, từ tháng 3-4 tưới khoảng 4-5 ngày/ lần, tháng 11-2 năm sau tiến hành tưới khoảng 6-8 ngày/lần [1].  
  • Mùa mưa: Nếu mưa > 5mm thì không cần tưới, mưa < 5mm tưới khoảng 4-5 ngày/lần [1]. 
Tưới nước vườn thanh long dưới 1 năm tuổi
Tưới nước vườn thanh long dưới 1 năm tuổi

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cây thanh long dưới 1 năm tuổi

Trừ sâu 

Ở giai đoạn này, cây còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên dễ bị hại bởi các loại côn trùng như: Kiến lửa, rệp sáp, ốc sên…, do đó bà con cần có biện pháp phòng trừ và kiểm soát sâu từ sớm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con. 

Để quản lý dịch hại trên thanh long, bà con có thể sử dụng BS25 - Insect. Sản phẩm là một trong những giải pháp sinh học thế hệ mới, được sử dụng thay thế cho các loại thuốc BVTV hóa học, góp phần làm giảm chi phí đầu tư sản xuất và thân thiện với sức khỏe của bà con nông dân. 

Trừ bệnh 

Ở giai đoạn cây non, thanh long thường xuất hiện các bệnh đốm nâu, thán thư, thối bẹ…Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. 

Phòng trừ và xử lý bệnh trên cây thanh long dưới 1 năm tuổi bằng cách sử dụng BS01 - Chaetomium. Với thành phần là các chủng nấm đối kháng giúp kiểm soát nhiều loại nấm bệnh trên cây thanh long, ngoài ra, sản phẩm còn chứa các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tăng cường hệ miễn dịch cho cây. 

Sản phẩm sinh học xử lý sâu bệnh cây thanh long
Sản phẩm sinh học xử lý sâu bệnh cây thanh long

Kỹ thuật bón phân cây thanh long dưới 1 năm tuổi

Phân hoá học 

  • Bón phân theo định kỳ hàng tháng với liều lượng 50 - 80 gam urê kết hợp với 100 - 150 gam NPK 20 - 20 - 15/trụ [3].  
  • Cách bón: Rải phân cách 20 - 40cm quanh gốc, dùng rơm hay mùn dừa tủ lên và tưới nước ướt đẫm cho phân dễ tan [3]. 

Phân hữu cơ 

  • Bón lót một ngày trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau khi trồng, với liều lượng 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục cùng với 0,5 kg supe lân/trụ. 

Lưu ý: Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng, với liều lượng 1 - 2 kg/trụ [3].  

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

Ở giai đoạn đầu hom giống cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng rễ, bà con có thể sử dụng BS21 - Humic để cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải tạo đất, kích thích hệ vi sinh trong đất phát triển mạnh. 

Humic bón gốc thanh long
Humic bón gốc thanh long
  • Bón lá 

Ngoài ra, bà con có thể kết hợp cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây bằng BS14 - Amino. Sản phẩm chứa nhiều khoáng đa, trung, vi lượng và nguồn acid amin thủy phân, giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển nhanh. 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Ts.Võ Hữu Thoại, Ts.Nguyễn Quang Dung, Ts.Đào Xuân Nghi, Ths.Bùi Công Kiêm, CVC.Đoàn Thị Phi Yến, 2021. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây Thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 

[2] Ts. Lê Văn Đức ( trưởng ban). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây thanh long theo VIETGAP, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

[3] Trần Danh Sửu ( Chủ biên), 2017. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh long, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.