Kỹ thuật chăm sóc thanh long sau thu hoạch

Kích thước chữ

Sau thu hoạch, thanh long bị suy kiệt do tập trung toàn bộ dinh dưỡng để ra hoa và nuôi trái. Vì vậy, cần có chế độ chăm sóc và bón phân hợp lý để giúp cây nhanh chóng phục hồi và tiếp tục phát triển. 

Chi tiết kỹ thuật xử lý cây thanh long sau thu hoạch

Kỹ thuật tỉa cành sau thu hoạch 

  • Tỉa bỏ cành bệnh, cành già cỗi, quá dài hoặc các cành nằm sâu trong tán để tạo độ thông thoáng, hạn chế sự có mặt của các loại sâu bệnh hại. 
  • Chỉ chừa những cành khỏe mạnh và có khả năng phát triển tốt. 
  • Thu gom, tiêu hủy các cành, trái bị bệnh. 
Tỉa cành cây thanh long
Tỉa cành cây thanh long

Kỹ thuật bón phân cho cây sau thu hoạch 

Phân hoá học 

Thanh long sau thu hoạch thường rất yếu và cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng để phục hồi. Bà con có thể trộn đều các loại phân hóa học và bón cách gốc cây khoảng 10cm trở ra [1]. 

Lưu ý: Sau khi bón phân nên tủ gốc bằng xơ dừa hay rơm rạ để giữ ẩm và hạn chế thất thoát phân bón. 

Bón phân cho cây thanh long sau thu hoạch
Bón phân cho cây thanh long sau thu hoạch

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

Bà con cần sử dụng BS21 - Humic để cung cấp dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng sau thời gian dài mất sức do quá trình ra hoa, đậu trái. Sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất và vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tăng cường sức đề kháng cho cây.  

  • Bón lá 

Giai đoạn này, cần sử dụng thêm BS14 - Amino để cung cấp amino acid thủy phân và các khoáng đa, trung, vi lượng, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch. 

Dinh dưỡng bón lá cây thanh long
Dinh dưỡng bón lá cây thanh long

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Ts.Võ Hữu Thoại, Ts.Nguyễn Quang Dung, Ts.Đào Xuân Nghi, Ths.Bùi Công Kiêm, CVC.Đoàn Thị Phi Yến, 2021. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây Thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.