Vào những ngày thời tiết thất thường sáng nắng chiều mưa trưa trưa lại trở gió như những tháng hè này thì cây hoa hồng nhà bạn sẽ rất dễ dàng bị tấn công bởi vô số nào là nấm bệnh và vi khuẩn cơ hội. Bệnh đốm đen trên hoa hồng là một nấm bệnh gây hại nặng làm đau đầu người chơi hoa hồng nhất trong số đó. Cùng BSCX tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị bệnh đốm đen trên hoa hồng một cách an toàn hiệu quả nhé.
Nhận biết bệnh đốm đen trên hoa hồng và cách phòng trừ bệnh đốm đen hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên hoa hồng
Bệnh đốm đen trên hoa hồng là do nấm bệnh Diplocarpon rosae gây ra. Cây bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen trên mặt lá, sau đó rất nhanh sẽ gây vàng lá và rụng lá hàng loạt.
Một số lý do khách quan khiến nấm bệnh phát triển gây hại hoa hồng:
- Nếu bạn trồng hoa hồng trong giá thể cũ đã bị nhiễm bệnh từ trước thì nấm bệnh tồn tại trong đất sẽ dễ dàng tấn công cây hoa hồng bạn trồng đấy.
- Chế độ phân bón không hợp lý: Phân hóa học có thể rất tiện lợi để sử dụng cho cây, tuy nhiên việc bón không đúng liều lượng sẽ dẫn đến việc cây nhạy cảm hơn do bị dư đạm và dễ bị nấm bệnh tấn công.
- Trồng cây với mật độ dày đặc, không vệ sinh vườn tược thường xuyên cũng là nguyên nhân để nấm bệnh tấn công.
- Nguồn nước tưới cho hoa hồng không sạch có chứa mầm bệnh, thời tiết bất lợi nắng mưa thất thường, hoặc nắng nóng kéo dài.
Biểu hiện của bệnh đốm đen trên hoa hồng
Các triệu chứng dễ quan sát nhất trên cây hoa hồng có thể kể đến là lá hoa hồng bị đốm đen:
- Bệnh thường lây lan từ dưới đi lên nên những lá già sẽ có dấu hiệu bệnh đầu tiên. Các đốm đen nhỏ xuất hiện trên lá, sau đó lan dần ra và lan lên các lá non và nụ hoa ở trên.
- Các đốm đen thường có đường kính khoảng 0,5-1 cm. Bạn có thể thấy bắt đầu chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen. Sau vài ngày lan ra nhiều lá trên cây đều bị nhiễm, đốm đen hình thành nên nhiều hình dạng, nào là hình tròn, dẹt, đa giác đủ kiểu.
Tác hại của bệnh đốm đen trên hoa hồng
Cây bị nấm đốm lá tấn công sẽ rất nhanh bị vàng lá và rụng lá. Nếu cây bệnh nặng thì toàn bộ các lá phía dưới sẽ rụng hết chỉ còn lại lưa thưa vài lá trên ngọn cây, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây.
Khi cây bắt đầu biểu hiện bệnh mà không kịp thời phát hiện kiểm soát thì chỉ trong 1 tuần bệnh sẽ lây lan cả cây và các cây xung quanh.
Cây bệnh nặng có thể rụng hết lá mất sức và chết dần.
Thời điểm phát bệnh đốm đen trên hoa hồng
- Bệnh đốm đen cũng như các loại bệnh do nấm gây ra khác thường phát sinh mạnh ở điều kiện thời tiết bất lợi: Nắng mưa thất thường, sương đêm kéo dài liên tục, gió mạnh làm lây lan bào tử nấm đi.
- Vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao, thời tiết có nhiều sương mù dẫn đến sương đậm ướt sũng lá cây vào chiều tối chính là điều kiện ưa thích của nấm bệnh lây lan và phát triển mạnh trên cây hoa hồng.
Trị bệnh đốm đen ở hoa hồng
Hướng dẫn phòng bệnh đốm đen xuất hiện trên hoa hồng:
- Đặt các chậu hoa ở chỗ thoáng gió, có nhiều ánh nắng mặt trời (từ 6-8 tiếng nắng mỗi ngày)
- Có chế độ bón phân hợp lý cân đối các nguyên tố đạm, phân, kali. Nên sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh để bón cho cây.
- Nên dùng nguồn nước sạch để tưới cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi chiều tối.
- Đặt những chậu cây với khoảng cách thích hợp tạo độ thông thoáng tránh lây lan bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh vườn hồng, cắt tỉa những cành lá bị bệnh, cành tăm, những bông hoa đã héo tàn, đem ra xa để tiêu hủy.
Thuốc trị bệnh đốm đen trên hoa hồng hiệu quả nhất
- Bước 1: Tiến hành xử lý các cành lá bị bệnh đốm đen
- Cắt tỉa những chiếc lá, ngọn, cành đã bị nhiễm bệnh đốm đen.
- Chú ý tiêu hủy những cành và lá bị bệnh để tránh lây lan bệnh.
- Cách ly các cây bị bệnh đốm đen ra khỏi những cây hoa hồng khỏe mạnh.
- Bước 2: Sử dụng thuốc đặc trị Đốm đen hoa hồng BS01 - Chaetomium để trị bệnh đốm đen hiệu quả.
Mục đích |
Liều dùng |
Cách dùng |
Phòng bệnh |
5ml/9-10 lít nước |
|
Cây hoa hồng bị bệnh |
5ml/4-5 lít nước |
|