Kích thước chữ
Bệnh đốm lá trên lan là một trong các loại bệnh thường gặp ở cây phong lan. Nếu bạn là một tín đồ trồng lan thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về triệu chứng bệnh đốm lá lan, cách phòng bệnh và hướng dẫn cách trị bệnh đốm lá trên lan đơn giản mà hiệu quả. Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Bệnh đốm lá do Cercospora sp và một số loại nấm khác gây hại như: Guignardia, Phyllosticta, Septoria...
Ngoài ra, tác nhân gây bệnh đốm lá trên lan còn do côn trùng tấn công như rầy nâu, nhện đỏ… Chúng tấn công vào thân và lá lan, tạo ra những vết thương hở. Đây là điều kiện để các loại nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập.
Bên cạnh đó, nấm bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, mang mầm bệnh từ cây này sang cây khác.
Biểu hiện bệnh trên lá lan: Bệnh đốm lá là một trong các loại bệnh trên phong lan, nó xuất hiện rất phổ biến khi chúng ta không chăm sóc vườn lan đúng cách. Bệnh do nhiều loại nấm gây nên và có những biểu hiện bệnh trên lá lan khác nhau.
Bệnh thường xuất hiện triệu chứng trên lá và vết bệnh phân bố đều trên cả hai mặt lá. Ban đầu có những đốm tròn màu vàng nâu và xung quanh vết bệnh có quầng thâm vàng. Ở mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bị bệnh nặng thì lá có màu vàng và dễ rụng.
Ban đầu lá xuất hiện những đốm màu đen hoặc tím đậm và gây tổn thương ở cả 2 mặt lá. Sau đó chạy dọc song song các gân lá tạo thành những vệt dài. Bệnh đốm lá do nấm Guignardia gây ra thường làm lan phát triển chậm và khả năng quang hợp của bộ lá không còn tốt như trước.
Nấm Phyllosticta thường bắt ở trên lá và giả hành, đặc biệt là khi lá bị tổn thương do lá bị rách hoặc do quá trình ma sát gây nên những đốm màu vàng và hơi lõm. Khi bị bệnh nặng, nó lan ra khắp cả cây và làm cây bị rụng lá sớm.
Nấm Phyllosticta phát triển mạnh cũng một phần do vườn lan nhà bạn đang bị thiếu nắng.
Biểu hiện của bệnh trên lá lan là xuất hiện ở cả hai mặt lá và những đốm lá thường màu vàng. Nó phát triển khá nhanh và dần dần chuyển thành màu đen. Cuối cùng, lá bị rụng sớm và cây chậm phát triển.
- Trong các loại thuốc trị nấm cho lan hiện nay, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm BS01 - Chaetomium. Sản phẩm sử dụng công nghệ hàng đầu hiện nay để chiết xuất ra những vi sinh vật có chức năng tăng sức đề kháng cho cây và bảo vệ hoa lan tránh khỏi những vi khuẩn và nấm bệnh.
- Cách phun phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học Diệt Nấm Khuẩn Phổ Rộng BS01 - Chaetomium: Pha 5ml với 4-5 lít nước, phun đều lên thân, cành, lá. Một tháng phun 1-2 lần để phòng bệnh đốm lá trên lan.
Thuốc trị bệnh đốm lá trên phong lan BS01 - Chaetomium Diệt Nấm Khuẩn Phổ Rộng
- Tiến hành cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc đặc trị nấm HL05 lên cây.
- Cách làm: Rửa tay sạch sẽ và đeo găng tay y tế để đảm bảo vết thương không bị bẩn. Cho vài giọt HL05 vào tăm bông và tiến hành bôi lên phần lá vừa cắt tỉa.
Đối với cây đã bị bệnh nặng:
- Cách trị bệnh đốm lá hiệu quả là sử dụng thuốc đặc trị đốm lá BS01 - Chaetomium. Với thành phần chứa nấm đối kháng Trichoderma spp. và nấm Chaetomium spp. có tác dụng tiêu diệt các loại nấm gây bệnh đốm lá trên lan.
- Cách phun: Pha 5ml với 2 đến 3 lít nước, phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.
Lưu ý: Có thể pha chung với các loại thuốc BVTV và phân bón lá khác.
Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.
Bài viết xem nhiều
Chế phẩm sinh học là gì -Tất tần tật các thông tin về chế phẩm sinh học
26/10/2022