Cách chữa bệnh sương mai trên hoa hồng hiệu quả và an toàn

User

Tươi Phan

0

Cách chữa bệnh sương mai trên hoa hồng hiệu quả và an toàn

Kích thước chữ

Vào những ngày đầu xuân, lá hoa hồng thường xuất hiện các đốm vàng, lây nhanh gây rụng lá hàng loạt dẫn đến chết cây. chính là nỗi ác mộng của những vườn hoa hồng. Bệnh thường xuất hiện và phá hại lúc không khí có độ ẩm cao. Cùng Bác sĩ cây xanh làm rõ những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sương mai trên hoa hồng cũng như hướng dẫn cách chữa bệnh sương mai trên hoa hồng hiệu quả nhất.

Nhận biết bệnh sương mai trên hoa hồng và cách phòng trừ bệnh sương mai hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh sương mai trên hoa hồng

Nấm Penorospora Sparsa (tên gọi khác là Pseudoperonospora sparsa) gặp tình trạng không khí ẩm kết hợp với nhiệt độ mát của những ngày đầu xuân chính là nguyên nhân gây ra bệnh sương mai trên hoa hồng.

Nấm bệnh thường phát triển mạnh theo chu kỳ, nhất là vào cuối đông - đầu xuân, thời điểm không khí ẩm, nhiều sương và man mát. 

Vào mùa hè, các đợt mưa kéo dài, nhiệt độ mát mẻ cũng là điều kiện thuận lợi khiến nấm bệnh xuất hiện và lây lan nhanh, gây vàng lá và rụng lá hoa hồng.

Biểu hiện của bệnh sương mai

Biểu hiện cây hoa hồng bị sương mai

Các triệu chứng dễ quan sát nhất có thể kể đến là lá hoa hồng bị mốc sương: 

  • Lá hoa hồng cong lại, xuất hiện các đốm bệnh nhỏ màu vàng hoặc xám nhạt. Các đốm bệnh lâu dần sẽ chuyển sang màu nâu tím và lan nhanh.
  • Lâu ngày bên dưới các đốm xuất hiện 1 đốm bông dày, ăn mòn làm lá hoại tử và gây rụng lá.

Đốm bệnh sẽ nhanh chóng lây lan trên lá cây, thân cây và phát triển thành các mảng hoại tử với nhiều mảng màu nâu, thoạt nhìn như cây đang bị cháy sém bỏng đi mất.

Tác hại của bệnh sương mai

Hậu quả bệnh sương mai hoa hồng

  • Lá cây sau khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng: lá cây cong, khô đi và héo dần, vàng lá và rụng hàng loạt
  • Cây hoa hồng bị nhiễm sương mai không chỉ gây rụng lá mà thân cây cũng trở nên còi cọc, hoa khó nở, ít nở...
  • Giảm năng suất vườn hồng rõ rệt.
  • Bệnh lây lan rất nhanh, mầm bệnh sau khi tấn công phát triển cực nhanh khiến vườn hồng bị rụng lá và chết hàng loạt chỉ sau vài ngày.

Thời điểm bệnh xuất hiện và gây hại mạnh nhất

Khí hậu ẩm ướt kèm sương mù vào thời điểm giao mùa đông xuân chính là lúc bệnh sương mai phát bệnh và lây lan mạnh nhất.

Tình trạng sương đọng giọt nước trên lá cây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh sương mai xuất hiện làm cây hoa hồng bị sương muối.

Cách chữa bệnh sương mai trên hoa hồng

Cách phòng trị sương mai hoa hồng

Hướng dẫn phòng bệnh

  • Bạn nên để chậu hoa nên thoáng gió, đón được nhiều ánh nắng mặt trời, đảm bảo ánh nắng xuyên đều các tán lá để tránh tính trạng đọng hơi sương.
  • Mật độ cây trong vườn vừa phải, tránh đặt các chậu quá gần nhau làm các tán lá bị che phủ đè lên nhau.
  • Vệ sinh vườn thường xuyên đảm bảo thoáng khí, khu vực trồng cây sạch sẽ.
  • Cắt tỉa lá hồng thường xuyên, đảm bảo tính thoáng khí và đón ánh nắng mặt trời.

Thuốc trị bệnh sương mai trên hoa hồng hiệu quả nhất

>> Chế phẩm sinh học trừ bệnh cho hoa hồng BS01 - CHAETOMIUM

  • Vi sinh ts: Chaetomium spp, Bacillus spp, Actinomycetes spp:……………..1x108 CFU/lít.
  • Chaetomium spp: Tiêu diệt mầm bệnh
  • Bacillus spp: Bảo vệ rễ.
  • Actinomycetes spp: Kích rễ

Thuốc phòng trị sương mai trên hoa hồng

Mục đích

Liều dùng

Cách dùng

Phòng bệnh

5ml/10 lít nước 

  • Phun ướt đẫm lên thân, cành, lá và gốc.
  • Định kỳ 3-4 lần 

Trị bệnh sương mai trên hoa hồng 

5ml/5 lít nước 

  • Phun 2-3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

 

User

Tươi Phan

Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiệp của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Là một nông dân thành thị chính hiệu đam mê trồng rau hoa tại nhà. Mình hiểu những khó khăn và trở ngại của việc trồng trọt tại thành thị. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình tới những người yêu cây, yêu hoa, đam mê nông nghiệp khác. Hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc khu vườn của mình một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm