Hoa hồng vốn không phải là giống cây bản địa của Việt Nam, lại ưa thích khí hậu mát mẻ vùng ôn đới. Nên ở điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm với những cơn mưa bất chợt, chợt đến chợt đi của Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của nấm bệnh ảnh hưởng đến cây hoa hồng. Một trong những nấm bệnh gây nhiều thiệt hại cho hoa hồng nhất là bệnh thán thư trên hoa hồng. Cùng BSCX tìm hiểu biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên hoa hồng một cách an toàn hiệu quả nhé!
Nhận biết bệnh thán thư trên hoa hồng và cách phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh thán thư
- Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nấm có khả năng lây lan khá nhanh từ một số vị trí ra các bộ phận khác của cây và từ cây này qua cây khác.
- Nấm bệnh lây lan qua sự tiếp xúc giữa các lá, cành với nhau nhờ gió hoặc mật độ trồng cao khiến các cành lá đan xen vào nhau. Bào tử nấm phát tán lây lan nhờ nước và gió.
- Vào thời tiết mưa nhiều dai dẳng làm nước trên bề mặt lá không kịp khô lại cũng khiến nấm bệnh dễ dàng phát sinh.
Biểu hiện của bệnh thán thư trên hoa hồng
Các dấu hiệu thường gặp từ khi cây hoa hồng mới bị nấm bệnh thán thư tấn công:
- Ban đầu trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lưa thưa màu nâu xám hoặc vàng nâu, hơi lõm xuống. Bệnh thán thư khiến cây hoa hồng giảm khả năng sinh trưởng đáng kể.
- Sau đó vết bệnh lan rộng ra với nhiều hình dạng khác nhau, phần lớn là hình tròn màu xám với viền màu nâu đỏ xung quanh. Khi bệnh nặng hơn thì vết bệnh có biểu hiện khô chết và bắt đầu rách, cháy lá, lá bị bệnh có thể bị cháy khuyết mất một phần. Nấm bệnh có thể tấn công vào thân cành và nụ hoa. Cành bị bệnh sẽ chuyển thành màu nâu, suy yếu và dễ gãy.
Tác hại của bệnh thán thư trên hoa hồng
- Lá cây sau khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng: lá cây bị rách lủng, khô đi và héo dần, vàng lá và rụng. Dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây.
- Cây hoa hồng bị nhiễm thán thư không chỉ gây rụng lá mà cây cũng giảm khả năng sinh trưởng trở nên còi cọc, hoa khó nở, ít nở, hoa có nở thù cũng không được thắm.
- Nấm bệnh lây lan với tốc độ nhanh chóng khi không được can thiệp kịp thời, mầm bệnh có thể gây rụng lá và chết cây hàng loạt
Thời điểm phát bệnh thán thư hoa hồng
- Bệnh phát sinh và gây hại mạnh vào mùa xuân với nhiệt độ mát mẻ, ẩm độ cao thích hợp cho sự lây lan qua nước của bào tử nấm.
- Nấm bệnh cũng dễ dàng tấn công cây hoa hồng trong điều kiện độ ẩm cao vào buổi chiều tối, vậy nên tránh tưới nước cho cây vào buổi tối nhé.
Cách chữa bệnh thán thư hoa hồng
Hướng dẫn phòng bệnh thán thư trên hoa hồng
- Thường xuyên thăm nom, chăm sóc các cây hoa hồng của bạn để phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh.
- Cắt tỉa thường xuyên và đúng kỹ thuật để loại bỏ các cành lá nhiễm bệnh, nhặt hết các lá rụng trong vườn và đem đi tiêu hủy vì mầm bệnh có thể ẩn nấp trong các lá rụng đó.
- Có chế độ bón phân và tưới nước hợp lý, tránh tưới nước vào buổi chiều tối. Có thể sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh để bón cho cây.
- Bố trí cây hoa hồng với mật độ hợp lý và ở vị trí đón được nhiều nắng nhất.
Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên hoa hồng
Sử dụng BS01 - Chaetomium trị bệnh thán thư hoa hồng của BSCX
Mục đích |
Liều dùng |
Cách dùng |
Phòng bệnh |
5ml/10 lít nước |
|
Cây hoa hồng bị bệnh |
5ml/4-6 lít nước |
|