Bón phân đón đòng cho lúa là một bước quan trọng trong canh tác lúa, nhằm hỗ trợ cây lúa trong giai đoạn đầu hình thành đòng, chuẩn bị cho việc trổ bông. Giai đoạn này, thường diễn ra khoảng 38-45 ngày sau khi sạ tùy theo thời gian sinh trưởng của giống. Đây là giai đoạn lúa rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt.
Bón phân đón đòng cho lúa vào thời điểm nào
Bón phân vào giai đoạn đầu hình thành đòng, khi đòng lúa dài khoảng 1-2mm (còn gọi là tim đèn), thường là 38-45 ngày sau khi sạ tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống. Thời gian từ khi tượng đòng đến khi chín khoảng 50 ngày, để xác định thời gian bón phân đón đòng có thể lấy thời gian sinh trưởng của giống trừ đi 50 ngày, ví dụ giống lúa sinh trưởng 90 ngày thì thời điểm bón phân đón đòng sẽ là 40 ngày sau sạ.
Bên cạnh đó còn có thể dựa vào màu của ruộng lúa, lúa ở trên ruộng ngả màu vàng chanh khoảng 60 - 70%, chóp lá lúa có thắt eo, lúa bắt đầu xuất hiện đòng là thời điểm thích hợp nhất để bón đón đòng cho lúa.
Thời kỳ này là bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, là thời kỳ quyết định chiều dài bông, số hoa, chất lượng hoa, trọng lượng hạt, tỷ lệ hạt lép. Giai đoạn này cây rất nhạy cảm với phân bón nếu bón không đúng liều lượng và đúng loại phân bón sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Chất Dinh Dưỡng Quan Trọng trong giai đoạn lúa làm đòng
Giai đoạn này cây cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng nên cần hàm lượng phân bón cao nhưng cần phải bón lượng vừa đủ và kết hợp đạm với kali cân đối.
- Đạm (N-Nitơ): Là chất dinh dưỡng chính, hỗ trợ sự phát triển hình thành đòng, bổ sung Nitơ giúp lá lúa xanh tốt, làm tăng khả năng quang hợp và vận chuyển chất khô về hạt làm tăng số bông và số hạt chắc, nhưng cần bón đúng thời điểm để tránh lãng phí.
- Kali (K): Hỗ trợ quá trình trổ bông và làm đầy hạt, giảm nguy cơ nghẹn đòng. Bổ sung Kali giúp cây lúa đứng cây, chống đổ ngã và tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
- Các nguyên tố trung vi lượng: Sắt, Bo, Kẽm, Đồng, Canxi và silic giúp cây lúa cứng cáp, chống đổ ngã, đặc biệt trong mùa vụ hè thu với thời tiết mưa bão.
Cách bón phân đón đòng cho lúa
Bón phân thúc đón đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Quản lý tốt phân bón cho ruộng lúa có thể tăng năng suất từ 1-2 tấn/ha.
Bón Đạm: 18 -26 kg đạm/1ha
Bón Kali: 24 -36 kg Kali/1ha
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của lúa, nếu lúa xấu vàng có thể tăng đạm, lúa xanh tốt bớt đạm.
Bón Kali hữu cơ: Kali hữu cơ BS34 kích đòng cho lúa đòng to bông bự
THÀNH PHẦN CỦA SẢN PHẨM BS34 Kali hữu cơ
- Bo (B): 3.500 mg/l
- Kẽm (Zn): 1.000 mg/l
- pHH₂O: 6
- Tỷ trọng: 1,1
- Bổ sung hàm lượng kali hữu cơ cao và khoáng trung vi lượng.
CÔNG DỤNG CỦA SẢN PHẨM
- Trổ thoát đều, đồng loạt, đứng lá, khỏe cây.
- Chuyển dinh dưỡng vô gạo nhanh, vô gạo liên tục, xanh lá đòng.
- Hạt chắc, nặng ký, chống nhót, chống lem lép hạt.
Phương pháp: Phân bón thường được rải trên mặt đất hoặc hòa vào nước tưới, tùy thuộc vào điều kiện ruộng lúa. Khi bón phân đón đòng cho lúa, phải giữ nước ở trong ruộng đến khi lúa chí. Bón vào sớm sớm hoặc chiều mát để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh được tình trạng bốc hơi một số thành phần trong phân bón.
Lưu ý khi bón phân đón đòng cho cây lúa
- Giai đoạn này bà con nên dùng sản phẩm để giúp cây lúa cứng cây chống đổ sập.
- Với những giống lúa đẻ ít nhánh thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt. Nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn.
- Nên sử dụng phân kali để thúc đòng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều
Kiểm Tra Màu Sắc Lá Và Điều Chỉnh Lượng Phân Bón Phù Hợp
- Sử dụng biểu đồ màu lá (LCC) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây, đặc biệt là nitơ, và điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. Điều này giúp tránh bón thừa hoặc thiếu, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng phân.
- Ngoài nitơ và kali, các nguyên tố trung vi lượng có thể được bổ sung để tăng cường sức đề kháng cho lúa, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão, giúp cây cứng cáp và chống đổ ngã.
Lưu Ý
- Nông dân nên tham khảo ý kiến từ các dịch vụ khuyến nông địa phương hoặc chuyên gia để điều chỉnh liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp với điều kiện cụ thể của ruộng lúa.
- Đảm bảo tưới nước đầy đủ trong giai đoạn này, vì thiếu nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đòng lúa.
Kỹ thuật bón phân đón đòng cho lúa đòi hỏi sự chính xác về thời điểm và loại phân bón, với nitơ và kali là hai chất dinh dưỡng chính. Sử dụng biểu đồ màu lá và tham khảo ý kiến chuyên gia sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả, đảm bảo năng suất cao và giảm thiểu rủi ro như nghẹn đòng.