Kích thước chữ
Trong thế giới hoa, hoa lan được biết đến với vẻ đẹp nhẹ nhàng và ngọt ngào khiến con người ta say đắm. Nhưng để có được một chậu hoa lan đẹp như mong muốn thì không hề dễ dàng. Hoa lan là một loại cây rất khó chăm, nếu không chăm sóc kĩ càng thì lan rất dễ bị bệnh vàng lá. Lan bị vàng lá là một trong những vấn đề thường gặp trên cây phong lan và khó xác định được nguyên nhân.
Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ nguyên nhân lan bị vàng lá, biểu hiện lan bị vàng lá và cách xử lý lan bị vàng lá đơn giản. Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.
Đối với hoa lan mới trồng năm đầu, khi bạn để cây được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì khả năng cao cây lan sẽ bị cháy lá liên tục. Vì vậy, lan bị cháy lá và lá chuyển sang màu vàng.
Cách khắc phục: Khi thấy có hiện tượng bị cháy là thì nhanh chóng đưa cây đến chỗ mát hơn và có mái che để cây phục hồi lại bộ lá và không bị cháy ở những chiếc lá tiếp theo. Sau đó, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm cho cây lan.
Khi lan còn ở trong môi trường tự nhiên vốn có của chúng thì chúng thường phát triển dưới những tán cây và ở những nơi có nhiệt độ, độ ẩm ổn định. Nếu trồng lan ở sân thượng thì nhiệt độ khá cao, nó làm giảm khả năng trao đổi chất của cây lan.
Khi tình trạng xảy ra dài ngày thì sẽ làm cây lan bị căng thẳng và sốc nhiệt, sau đó lá lan chuyển sang màu vàng. Nếu không khắc phục kịp thời thì nguy cơ cây bị chết cao.
Ngoài ra, nhiệt độ quá thấp cũng sẽ khiến cây lan bị vàng lá, vì lan là loại cây ưa nắng kị nóng, nó cần nắng ấm để phát triển tốt. Nhiệt độ phù hợp cho lan phát triển ban ngày là từ 18-27 độ C, còn ban đêm là 15-22 độ C.
Để lan phát triển tốt bạn chỉ cần tưới một lượng nước đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt và chỉ tưới khi thấy giá thể khô. Tùy vào từng loại cây mà bạn nên cách 5-7 ngày mới tưới cho cây một lần. Khi tưới nước quá nhiều thì sẽ làm bộ rễ cây bị mềm, sau đó bị thối và chuyển sang màu nâu.
Cách khắc phục: Tốt nhất nên thay chậu mới, dùng dao sắc để loại bỏ những chiếc lá bị vàng hoặc thối. Khử trùng vết cắt và để nơi khô ráo để vết thương lành lại rồi trồng sang chậu mới.
Ngoài ra, chất lượng nước tưới cũng tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lan. Nước máy ở các khu vực đô thị chứa rất nhiều Clo, nếu bạn sử dụng loại nước này sẽ làm kìm hãm sự phát triển của bộ rễ dẫn đến lan bị bệnh vàng lá.
Để khắc phục tình trạng này: Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách hứng nước ra bình chứa. Sau đó đợi 1-2 ngày để Clo bay đi hết, nhiệt độ nước ổn định thì có thể tiến hành tưới cho lan.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước mưa để tưới vào mùa mưa, việc này không chỉ giúp tiết kiệm lượng nước tưới mà còn bổ sung cho lan nhiều chất dinh dưỡng.
Thoạt nhìn thì sẽ rất giống tình trạng lan bị vàng lá do tưới nước quá nhiều, nhưng khi kiểm tra kỹ thì thấy cây bị ngộ độc do bón quá nhiều phân. Trên lá sẽ có những vết vàng loang lổ, kể cả các lá non.
Cách xử lý: Dùng nước sạch để rửa sạch lượng phân, nếu như trồng trong chậu thì nên thay chậu mới và giá thể mới để cứu sống cây lan của bạn.
Đối với những loại lan đơn thân, thì quá trình rụng lá gốc thường xảy ra để chuẩn bị cho quá trình ra hoa. Lá ở gốc sẽ già đi, chuyển sang màu vàng rồi rụng đi và được thay thế bởi những chiếc lá cận kề.
Cách khắc phục: Tiến hành cắt bỏ chúng hoặc để chúng rụng một cách tự nhiên. Lưu ý, khi cắt tỉa, không được làm tổn thương các phần khác của cây lan.
Khi bị thay đổi môi trường sống, lan xuất hiện vàng lá là điều bình thường. Lúc môi trường bị thay đổi đột ngột, lan thường phản ứng lại bằng cách vàng và rụng lá hoặc cây sẽ nở hoa. Do đó, bạn nên chăm sóc cây kỹ càng để cây dần dần thích nghi với môi trường sống mới.
Khi bạn chăm sóc cây lan kỹ càng từ chế độ nước và phân bón mà vẫn thấy lan bị vàng lá và bộ rễ của cây khô dần, không phát triển khỏe mạnh nữa thì bạn nên kiểm tra lại bộ rễ của cây. Khi bộ rễ của cây không khỏe thì bộ lá của cây sẽ chuyển dần sang màu vàng, trút bỏ toàn bộ lá để giữ thân.
Nguyên nhân khiến bộ rễ suy yếu có thể là do giá thể trồng lan có độ ẩm quá cao, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, khiến cho cây lan bị bệnh vàng lá. Sau đó, nấm phát triển mạnh khiến cây bị thối gốc và chết.
Cách khắc phục: Khi phát hiện giò lan bị vàng hoặc thối nên cách ly chúng ra khỏi vườn lan để tránh bị lây lan ra các cây lan khỏe mạnh khác. Sau đó tiến hành phun BS01 - Chaetomium, với tác dụng tiêu diệt nấm bệnh giúp cây phục hồi nhanh đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cây.
Cách phun: Pha 5ml với 5 lít nước, sau đó tiến hành phun 2-3 lần liên tục và mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.
Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện nắng nóng và mưa kéo dài. Bệnh làm cho lá xuất hiện những vết ướt màu nâu không đều. Nếu không xử lí kịp thời thì bệnh sẽ làm cho vàng lá, thối nhũn nghiêm trọng.
Cách khắc phục: Khi phát hiện cây bị bệnh nên tiến hành xử lý ngay. Đầu tiên là cách ly cây bệnh và sau đó tiến hành cắt tỉa những chiếc lá bị bệnh và bôi thuốc đặc trị Nấm Khuẩn BS01 - Chaetomium
Cách sử dụng: Pha 5ml BS01 - Chaetomium với 5 lít nước, phun 2-3 lần liên tục và mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sản phẩm có chứa các loại vi sinh vật có lợi giúp phục hồi những cây lan bị thối nhũn và tăng cường sức đề kháng cho cây.
Việc cây lan bị bệnh vàng lá cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như Bo, Canxi, Lưu huỳnh, Sắt… Điều này thường xảy ra đối với những người mới chơi lan do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc lan, khiến cây bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng vàng lá thường xuyên trên cây.
Khi khu vườn của bạn không có đủ ánh sáng, ẩm độ cao thì sẽ tạo điều kiện cho côn trùng gây hại phát triển đặc biệt là bọ trĩ, nhện đỏ... Khi chúng tấn công sẽ hút nhựa của lá và thân cây, tạo ra các vết chích trên lá, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Lan dendro hay còn gọi là Hoàng Thảo hay Đăng Lan, đây là cái tên không còn xa lạ gì đối với các tín đồ yêu cây cảnh. Vào mùa mưa lan dendro thường bị bệnh vàng lá và có ba nguyên nhân chính khiến lan dendro bị vàng lá: Do yếu tố ngoại cảnh, thiếu chất dinh dưỡng và do sâu bệnh tấn công.
Khi mới trồng cây không nên để cây ở những nơi có nhiều ánh nắng sẽ làm cho bộ rễ lan bị khô, lá bị cháy và chuyển sang màu vàng.
Lan dendro bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như Sắt, Kẽm, Mangan và nhiều loại phân bón khác. Hoặc do bón quá nhiều loại phân tan chậm làm bộ rễ có quá nhiều phân làm cây bị vàng lá, đốm đen.
Do sâu bệnh tấn công: Các loại bọ thường xuyên chích hút trên bề mặt lá như bọ trĩ, rệp… khiến lá chuyển sang màu vàng, khi cây bị nặng thì toàn bộ lá cây có thể bị thối bất cứ khi nào.
Lan hồ điệp bị vàng lá do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Ánh nắng mặt trời quá gắt, nhiệt độ quá thấp, tưới quá nhiều nước… Khi bị bệnh lá lan có màu vàng và nhăn nheo, còn rễ thì mềm và ngả dần sang màu nâu.
Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân lan bị vàng lá và xử lý sơ bộ
Bước 2: Cắt bỏ phần lá bị vàng, khử trùng và phun thuốc cho lan.
Khi lan bị vàng lá một phần hoặc toàn bộ cây nhưng chưa rụng thì bạn nên cắt bỏ phần lá đó đi để tránh bệnh lây lan những cây khác.
Lưu ý: Sử dụng kéo thật bén để cắt, tránh làm tổn thương đến các vùng khác. Đặt cây ở nơi thoáng mát và khử trùng vết cắt để lan nhanh bình phục.
Sử dụng Chế phẩm BS01 - Chaetomium phun một lớp ướt đẫm lên cây lan. Pha 5ml với 5 lít nước, chu kỳ phun 2 đến 3 lần liên tục nhau cho đến khi cây hết bệnh. Mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.
>> Mua ngay: Thuốc sinh học phục hồi lan bị vàng lá
Bước 3: Chăm sóc cây lan sau thời gian phục hồi
Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.
Bài viết xem nhiều
Chế phẩm sinh học là gì -Tất tần tật các thông tin về chế phẩm sinh học
26/10/2022