Hoa lan là loài hoa rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Bên cạnh các giống lan rừng tự nhiên là các giống lan lai tạo mang lại lợi nhuận cao phù hợp với nông nghiệp đô thị. Một trong những bệnh gây hại lớn nhất phải kể đến bệnh thối nhũn trên lan. Bệnh do vi khuẩn Erwinia hoặc nấm gây ra, đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt, thiếu thông thoáng. Cùng Bacsicayxanh.vn tham khảm cách đặc trị bệnh thối nhũn trên lan tốt nhất.

1. Sâu Bệnh Gây Hại Phổ Biến Ở Hoa Lan

Một số sâu bệnh thường gặp ở cây lan gồm:

  • Sâu hại:
    • Muỗi đục nụ (Contarinia maculipennis Felt)gây hại ở nụ hoa.
    • Nhện đỏ (Tetranychus sp), bọ trĩ (Thrip palmi): Làm héo lá, giảm khả năng quang hợp.
    • Rệp vảy (Coccus sp), rệp sáp (Planococus sp): Chích hút nhựa cây, khiến cây suy yếu.
    • Ốc sên (Achatina sp): Ăn rễ, lá, chồi non của lan.
  • Bệnh hại:
    • Bệnh thối nhũn (Erwinia sp): Là bệnh phổ biến và nghiêm trọng nhất.
    • Bệnh thối nâu (Pseudomonas sp.), thối đen (Phytophthora sp.), bệnh đốm lá (Cercospore sp.): Làm giảm khả năng sinh trưởng và thẩm mỹ của cây.
    • Bệnh khô đầu lá (Collectotrichum sp.), đốm nâu (Curvularia eragotidic): Gây khô, héo lá, giảm khả năng nuôi dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh thường gặp ở Vườn lan

2. Triệu Chứng Của Bệnh Thối Nhũn Trên Cây Hoa Lan

Bệnh thối nhũn, do vi khuẩn Erwinia sp gây ra, lây lan qua nước mưa, nước tưới và các vết thương cơ giới trên cây. Các triệu chứng bao gồm:

Trên lá: Xuất hiện các đốm mọng nước, sau đó chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen. Lá bị thối nhũn và có mùi hôi, bệnh nặng vết thối có thể lan nhanh trong lá và thân giả.

Trên thân: Thân cây bị thối nhũn, mềm nhũn, chảy nước và có mùi khó chịu. Thân có thể bị đứt gãy do mô bị hủy hoại.

Trên rễ: Rễ bị thối đen, mềm nhũn, không còn khả năng hút nước và dinh dưỡng.

Toàn cây: Cây bị héo rũ, lá vàng, chậm phát triển, thậm chí chết nếu không được xử lý kịp thời.

Bệnh thường xuất hiện ở các loại lan có lá mọng nước như lan Hồ Điệp và Đai Châu.

Biểu hiện của bệnh thối nhũn trên lan

3. Điều Kiện Phát Sinh Và Phát Triển Bệnh Thối Nhũn Trên Hoa Lan

Môi trường xung quanh: Môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao, vườn kém thông thoáng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm phát triển. Tưới nước quá nhiều hoặc để nước đọng trên lá qua đêm, giá thể là nguyên nhân chính.

Vết thương cơ giới: Các vết thương cơ giới do cắt tỉa, gió, mưa hoặc sâu bọ cắn phá, côn trùng như nhện đỏ, bọ trĩ va chạm cơ học tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Giá thể: Giá thể cũ, mục nát, không được xử lý sạch sẽ trước khi trồng là nguồn lây bệnh tiềm ẩn.

Phòng trừ bệnh thối nhũn cho lan

4. Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Thối Nhũn Trên Lan

Quản lý môi trường vườn lan:

  • Bố trí vườn thông thoáng, mật độ cây hợp lý.
  • Giá thể trồng phải thoát nước tốt, tránh đọng nước.
  • Cắt tỉa nhánh già, lá vàng, dọn sạch vườn trước mùa mưa.

Kiểm soát độ ẩm:

  • Tưới nước vừa phải, tránh để nước đọng trên lá qua đêm và giá thể thoát nước tốt. Hạn chế tưới cây vào chiều tối hoặc giữa trưa.
  • Giảm lượng nước tưới trong mùa mưa.

Chăm sóc giá thể:

  • Thay mới giá thể mục lâu ngày,  xử lý giá thể bằng thuốc nấm khuẩn kỹ trước khi trồng.
  • Đối với lan đơn thân, sử dụng giá thể từ gỗ hoặc gỗ lũa để thoáng khí tốt hơn.

Phòng bệnh hại:

  • Quan sát, thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm nấm  bệnh gây hại.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học định kỳ để phòng nấm bệnh tấn công. 

Bón phân hợp lý:

  • Bón phân NPK cân đối,  giảm đạm (N) trong mùa mưa, tăng cường Lân (P) và Kali (K) nhằm tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh.
  • Sử dụng phân bón như NPK 6-30-30 để tăng sức đề kháng cho cây.

Phun thuốc phòng ngừa:

  • Phun thuốc phòng bệnh định kỳ trước mùa mưa. 

5. Đặc Trị Bệnh Thối Nhũn Trên Lan

Điều trị cây bị bệnh:

  • Cắt bỏ toàn bộ phần bị bệnh, xử lý bằng các loại thuốc trị khuẩn như Kasuran, Bronopol.
  • Ngâm cây bị bệnh vào thuốc với liều lượng thích hợp trong 10-15 phút. Sau đó treo cây khô ráo và theo dõi.
  • Hướng dẫn sử dụng BS01 đặc trị thối nhũn cho Lan: Cây bị bệnh cắt bỏ phần thối nhũn, thu gom đem tiêu hủy. Sau đó phun khử khuẩn toàn vườn bằng BS06- Nano đồng 1 chai 500ml pha với 200 lít nước, ngày hôm sau pha BS01- Chaetomium 1 chai 200ml với 200 lít nước phun ướt đẫm thân, lá và vùng giá thể. Lặp lại 2-3 lần phun liên tục mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Trong giai đoạn cây bị bệnh không phun phân bón lá hay bón phân hóa học, tránh tưới nước lên lá và để lá ướt qua đêm.

Phòng trừ bệnh thối nhũn trên lan

Cách ly cây bệnh:

  • Đưa cây ra khỏi vườn, để trong khu vực có mái che.
  • Hạn chế tưới nước 5-7 ngày để cây phục hồi.

Việc chăm sóc cây lan không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần sự quan sát tỉ mỉ, đặc biệt trong mùa mưa – thời điểm bệnh thối nhũn phát triển mạnh. Sự kết hợp giữa biện pháp canh tác và hóa học, cùng quy trình chăm sóc hợp lý, sẽ giúp cây lan luôn khỏe mạnh, hoa đẹp và đạt giá trị kinh tế cao.