Nếu nhà bạn trồng hoa hồng từ vài chậu trở lên thì chắc hẳn bạn từng gặp tình trạng hoa hồng bị vàng lá, khô lá, rụng lá trơ cành. Nhất là trong thời tiết nắng mưa thất thường của những tháng giao mùa. Hoa hồng bị vàng lá bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vàng lá sinh lý của cây, vàng lá do canh tác đến vàng lá do nấm. Cùng BSCX tìm hiểu biện pháp phòng trị bệnh vàng lá ở hoa hồng một cách an toàn và hiệu quả nhé.
Hoa hồng thường bị vàng lá do thừa nước, do thiếu nước, thừa nắng, thiếu nắng, quá nhiều phân bón, vân vân… Những yếu tố này khá dễ dàng điều chỉnh.
Ngộ độc phân bón: Thường xảy ra khi bón phân hóa học quá liều. Xảy ra trong vòng 1 ngày sau khi bón phân. Cây sẽ bắt đầu héo những lá trên ngọn, rồi gốc và thân đều hóa vàng sau từ 4-5 ngày. Nếu không có biện pháp xử lý thì cây hoa hồng sẽ cháy rễ và chết.
Sâu đục thân: Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là một phần cành hay đọt non bị héo rũ và teo tóp bất thường. Để ý kỹ sẽ thấy phân của sâu rơi ra ở dưới gốc cây.
Úng nước: Lá hồng sẽ vàng và rụng dần từ các lá già đến lá trưởng thành khỏe mạnh mà không có dấu hiệu bị nhiễm nấm bệnh trên lá. Lá có thể rụng trụi trơ hết cả cành.
Thiếu nước: Khi không được bổ sung nước đầy đủ thì cây sẽ khó hút được các chất dinh dưỡng dẫn đến việc cây thiếu chất làm các lá bị vàng đi. Các lá ở dưới sẽ vàng trước rồi lan dần lên các lá non hơn.
Thiếu dinh dưỡng: Lá cây thiếu chất có màu vàng nhẹ, không bị héo rũ. Cây được tưới nước đầy đủ nhưng do thiếu chất dinh dưỡng nên lá vẫn bị vàng
Hoa hồng bị vàng lá do bộ rễ bị tổn thương
Vào những ngày gió to làm cây lung lay mạnh, các tác động cơ học hoặc cây hoa hồng bị di chuyển đi một quãng đường dài thì ngay sau đó, cây hoa hồng của bạn sẽ xuất hiện tình trạng lá vàng và rụng dần cả cây. Nguyên nhân là do rễ bị lung lay làm đứt rễ, cây tổn thương nên sẽ dẫn đến tình trạng vàng lá, rụng lá sinh lý.
Biện pháp
Cố định cây: Nếu cây bị lung lay do gió, dùng cọc chống hoặc dây buộc để giữ cây ổn định, tránh tác động thêm đến rễ.
Kiểm tra rễ:
Nhẹ nhàng đào xung quanh gốc để kiểm tra tình trạng rễ. Nếu rễ bị đứt hoặc hư hỏng nặng, loại bỏ phần rễ chết (màu nâu đen, mềm nhũn) bằng kéo sạch, đã khử trùng.
Đảm bảo giá thể thoát nước tốt, không để rễ tiếp tục bị úng.
Kích rễ cho hoa hồng: Bổ sung phân bón hữu cơ, đặc biệt humic, fulvic kích thích cây nhanh ra rễ mới
Hoa hồng bị vàng lá do nấm bệnh
Vào những lúc thời tiết ễnh ương mưa nắng thất thường với độ ẩm không khí cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển mạnh nhất. Cây thường xuất hiện các vết đốm đen xám hay vàng, lá bị cháy vàng, xoăn nhăn nhúm,...
Các loại nấm bệnh có thể gây vàng lá cho hoa hồng như: nấm gây đốm lá, nấm gỉ, thán thư, sương mai,… đều có thể gây nên bệnh vàng lá ở hoa hồng.
Thường trên cây hoa hồng hiện tượng vàng, rụng lá do nấm bệnh sẽ có các biểu hiện sau
Lá hoa hồng bị đốm vàng
Trên lá lúc đầu sẽ xuất hiện những chấm bệnh nhỏ màu đen, xám, vàng. Sau đó to dần ra với đủ hình dạng khác nhau. Nấm bệnh thường tấn công từ dưới lên nên các lá gì thường sẽ bị nhiễm bệnh trước, sau đó lan lên các lá non ở phía trên. Cây có thể rụng sạch hết lá. Nấm bệnh có thể tấn công vào thân và rễ triệt để gây chết cây.
Hoa hồng bị khô lá
Xuất hiện triệu chứng úa vàng từng mảng giữa các gân lá, xuất hiện trước tiên ở các mép lá già. Khi tình trạng úa vàng này kéo dài, lá sẽ già sớm, khô lại, toàn bộ các nhánh cây còi cọc và chết.
Cành hoa hồng bị vàng
Nấm bệnh ngoài tấn công vào lá còn có thể tấn công vào thân cành hoa hồng. Cành cây ban đầu sẽ xuất hiện các đốm, sau đó lan dần ra cả cành. Cành cây bị vàng trước rồi chuyển nâu đen và khô lại.
Tác hại của bệnh vàng lá ở hoa hồng
Bệnh vàng lá ở hoa hồng có thể làm rụng những lá khỏe mạnh, lá non, nấm bệnh có thể tấn công vào nụ và bông hồng, cành lá và thân. Cây hoa hồng sẽ khó cho hoa, và hoa có ra cũng không được tươi thắm.
Cây bị nặng có thể rụng trụi trơ hết lá. Làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của cây. Nếu không can thiệp kịp thời cây có thể đuối sức đến chết.
Thời điểm phát bệnh vàng lá ở hoa hồng
Bệnh đốm đen, đốm lá cũng như các loại bệnh do nấm gây ra khác thường phát sinh mạnh ở điều kiện thời tiết bất lợi: Nắng mưa thất thường, sương đêm kéo dài liên tục, gió mạnh làm lây lan bào tử nấm đi.
Vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao, thời tiết có nhiều sương mù dẫn đến sương đậm ướt sũng lá cây vào chiều tối chính là điều kiện ưa thích của nấm bệnh lây lan và phát triển mạnh trên cây hoa hồng.
Hướng dẫn phòng bệnh vàng lá ở hoa hồng:
Thường xuyên quan tâm đến tình trạng cây để phát hiện các dấu hiệu vàng lá sớm nhằm tìm cách giải quyết kịp thời.
Cắt tỉa thường xuyên nhằm loại bỏ những cành lá sâu bệnh, tránh tình trạng cây quá um tùm làm nấm bệnh dễ dàng trú ngụ.
Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, tưới cây vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi tối.
Bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây nhằm tăng sức đề kháng cho cây. Nên có chế độ bón phân hợp lý, cân bằng các nguyên tố thiết yếu.
Bố trí các chậu cây ở mật độ hợp lý và vị trí thoáng gió, đón nhiều ánh nắng mặt trời.
Thuốc trị bệnh vàng lá ở hoa hồng hiệu quả nhất
BS01 - Chaetomium: Chế phẩm sinh học đặc trị nấm gây vàng lá, an toàn cho hoa hồng.
Cách sử dụng
Bước 1: Tiến hành xử lý các cành lá bị bệnh
- Cắt tỉa những chiếc lá, ngọn, cành có dấu hiệu bệnh.
- Chú ý tiêu hủy những cành và lá bị bệnh để tránh lây lan bệnh.
- Cách ly các cây bị bệnh vàng lá ra khỏi những cây hoa hồng khỏe mạnh.
Bước 2: Sử dụng chế phẩm đặc trị nấm gây bệnh vàng lá ở hoa hồng BS01 - Chaetomium dành riêng cho hoa hồng.
Mua ngay: Thuốc trị nấm cây trồng BS01 - Chaetomium chuyên trị bệnh vàng lá trên hoa hồng hiệu quả an toàn.
Bảng tổng hợp nguyên nhân và biện pháp phòng trị vàng lá hoa hồng
Nguyên nhân
Dấu hiệu
Biện pháp xử lý
Ngộ độc phân bón
- Xảy ra trong 1 ngày sau khi bón phân hóa học quá liều.
- Lá trên ngọn héo, gốc và thân hóa vàng sau 4-5 ngày.
- Có thể cháy rễ, cây chết nếu không xử lý.
- Rửa trôi phân bằng nước nhiều lần để loại bỏ lượng phân dư thừa.
- Quan sát, chăm sóc cây để phục hồi.
- Sử dụng chế phẩm BS14 - Amino để phục hồi cây.
Sâu đục thân
- Cành, đọt non héo rũ, teo tóp bất thường.
- Có phân sâu rơi dưới gốc cây.
- Cắt bỏ cành, ngọn bị sâu tấn công.
- Nếu không cắt được, dùng thuốc trừ sâu sinh học BS24 - Deep để tiêu diệt sâu.
Úng nước
- Lá vàng, rụng từ lá già đến lá trưởng thành, không có dấu hiệu nấm bệnh.
- Có thể rụng trụi cành.
- Kiểm tra giá thể, đảm bảo thoát nước tốt.
- Điều chỉnh lượng nước tưới hợp lý.
- Thay giá thể mới có khả năng thoát nước tốt hơn.
Thiếu nước
- Lá vàng từ dưới lên, lan đến lá non do cây khó hút dinh dưỡng.
- Điều chỉnh chế độ tưới nước hợp lý cho cây.
Thiếu dinh dưỡng
- Lá vàng nhẹ, không héo rũ, dù tưới đủ nước.
- Thay giá thể mới.
- Bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh.
- Sử dụng phân bón lá BS14 - Amino để phục hồi cây.
Bộ rễ bị tổn thương
- Lá vàng, rụng dần cả cây sau khi bị gió mạnh làm lung lay hoặc di chuyển xa.
- Do rễ bị đứt, cây tổn thương.
- Bổ sung phân bón hữu cơ, humic fulvic để kích thích mọc rễ non, phục hồi cây.
Nấm gây bệnh
- Lá có đốm đen, xám, vàng, lan từ lá già lên lá non, có thể rụng sạch lá.
- Lá úa vàng giữa gân lá, khô, cây còi cọc.
- Cành vàng, chuyển nâu đen, khô.
- Cắt bỏ lá, cành bị bệnh, tiêu hủy để tránh lây lan.
Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiệp của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Là một nông dân thành thị chính hiệu đam mê trồng rau hoa tại nhà. Mình hiểu những khó khăn và trở ngại của việc trồng trọt tại thành thị. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình tới những người yêu cây, yêu hoa, đam mê nông nghiệp khác. Hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc khu vườn của mình một cách hiệu quả và an toàn.