Kali là dưỡng chất không thể thiếu đối với tất cả các loại cây trồng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng đặc biệt là lúa nước. Cung cấp đủ Kali cho cây lúa đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Hãy cùng BSCX tìm hiểu bón kali cho lúa vào thời điểm nào thích hợp nhất, cách bón ra sao.

1. Tác dụng của Kali với sự phát triển của cây lúa

  • Tăng đề kháng cho cây lúa: Giúp cây lúa chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất lợi như hạn hán, ngập úng, sâu bệnh, chống chịu rét, giúp cây cứng cáp và giảm đổ ngã.
  • Nâng cao chất lượng hạt: Tham gia vào quá trình tổng hợp và tích lũy tinh bột, giúp hạt lúa chắc mẩy, tròn đều, tăng hàm lượng dinh dưỡng.
  • Cải thiện quá trình quang hợp: Hỗ trợ thúc đẩy quá trình quang hợp, giúp cây chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành glucose và các chất dinh dưỡng khác cung cấp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây. 
  • Tăng cường hệ thống rễ: Giúp rễ phát triển mạnh về hình thái và mật độ giúp cây hút nước và dinh dưỡng tốt hơn.

Bón Kali cho lúa phát triển bộ rễ

2. Các loại phân Kali phổ biến

  • Kali Clorua (KCl): Giá thành rẻ, hàm lượng Kali cao nhưng có thể gây hại cho một số loại cây nhạy cảm với Clo, gây độc cho hệ vi sinh đất, làm đất nhanh bạc màu.
  • Kali Sunfat (K2SO4): Thích hợp nhiều loại cây trồng, nhiều loại đất  an toàn cho đất không gây ngộ độc đất, cung cấp thêm lưu huỳnh giúp cải thiện cấu trúc đất.
  • Kali Nitrat (KNO3): Cung cấp cả Kali và Đạm, thích hợp cho giai đoạn cây lúa sinh trưởng mạnh.
  • Kali hữu cơ: Kali hữu cơ là một dạng kali được chiết xuất từ các nguồn hữu cơ tự nhiên như rong biển, tro thực vật, phân compost,... Kali hữu cơ giúp cải thiện chất lượng đất và giúp lúa chống chịu tốt hơn với sâu bệnh, hạn hán, ngập úng. Hạt lúa chắc mẩy, tròn đều.

So sánh Kali hữu cơ và Kali vô cơ

 

Kali hữu cơ

Kali vô cơ

Nguồn gốc

Tự nhiên (rong biển, tro thực vật, phân compost)

Hóa học

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng thấp

Hàm lượng dinh dưỡng cao

Giải phóng dinh dưỡng

Từ từ

Nhanh

Tác động  đến đất

Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ phì nhiêu, hạn chế xói mòn và rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng đa vi lượng cho đất

Có thể làm giảm độ pH của đất,phá vỡ cấu trúc đất, tích lũy kim loại nặng gây ngộ độc đất

An toàn

Thân thiện với môi trường

Có thể gây hại cho môi trường nếu sử dụng không đúng cách

Giá thành

Thường cao hơn

Thường rẻ hơn

 

3. Bón đúng và đủ lượng Kali cần thiết cho 1 ha lúa

3.1 Lượng phân bón cần thiết cho 1 ha lúa

Tùy thuộc vào loại đất, giống lúa, thời tiết và mức độ màu mỡ của đất. Nên tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông hoặc nhà cung cấp phân bón.

Lúa thuần dưới 95 ngày: 40 - 50kg/ha

Lúa thuần trên 95 ngày: 50 - 60kg/ha

Lúa lai dưới 95 ngày: 40 - 50kg/ha

Lúa lai trên 95 ngày: 50 - 60kg/ha

Bón kali cho lúa vào thời điểm nào

3.2 Bón Kali cho lúa vào thời điểm nào

Bón lót: Tạo nền tảng cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển

Thời điểm: Trước khi gieo sạ hoặc cấy.

Mục đích: Cung cấp một lượng kali ban đầu cho cây con, giúp rễ phát triển khỏe mạnh, cây con cứng cáp.

Lượng phân bón: Bón khoảng ⅓ lượng Kali

Bón thúc đẻ nhánh

Thời điểm: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh (khoảng 7-10 ngày sau sạ/cấy).

Mục đích: Giúp lúa đẻ nhiều nhánh khỏe mạnh, tăng số bông/m2.

Lượng phân bón: Bón khoảng ⅓ lượng Kali

Bón thúc làm đòng - trổ bông

Thời điểm: 15-20 ngày trước khi trổ bông.

Mục đích: Cung cấp kali cho giai đoạn cây lúa sinh trưởng mạnh, giúp hạt lúa chắc mẩy, tăng trọng lượng.

Lượng phân bón: Bón hết toàn bộ lượng phân Kali còn lại.

Bón bổ sung kali hữu cơ cho lúa:

Bổ sung Kali hữu cơ cho lúa trong giai đoạn trước khi trổ bông 7-10 ngày giúp lúa trổ thoát nhanh đồng loạt, cứng cây chống đổ ngã.

Bổ sung kali hữu cơ cho lúa giai đoạn sau trổ thoát đến vô gạo định kỳ 7-10 ngày /lần giúp đẩy nhanh quá trình vô gạo, tổng hợp tinh bột giúp hạt lúa căng tròn chắc mẩy sáng bóng. Tăng năng suất, phẩm chất hạt gạo.

 

Bón đủ lượng kali cho 1 ha lúa

3.3 Cách bón:

a. Bón kali vô cơ (phân hóa học)

  • Phân Kali Clorua (KCl): Dùng phổ biến, giá rẻ, chứa 60% K₂O.

    Cách dùng:

    • Rải đều phân trên ruộng, kết hợp xới xáo nhẹ hoặc giữ nước 3–5 cm để phân tan.

    • Tránh bón khi trời mưa to hoặc ruộng khô cạn.

  • Phân Kali Sulfat (K₂SO₄): Thích hợp cho đất mặn, chua, chứa 50% K₂O và 18% lưu huỳnh.

    Cách dùng:

    • Bón kết hợp với phân chuồng hoặc tro trấu để tăng hiệu quả. Rải đều trên ruộng, hoặc tập trung theo từng hàng.

b. Bón kali hữu cơ

Pha với nước, phun trực tiếp lên lá. BS34 Kali hữu cơ bón đón đòng cho lúa.

4. Nhận biết dấu hiệu lúa thiếu Kali

Khi cây lúa thiếu kali, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng trên lá, bông mà người nông dân có thể quan sát để kịp thời bổ sung.

Dấu hiệu lúa thiếu kali ở Lá:

Mép lá vàng, cháy khô: Xuất hiện trên lá già  đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của lúa thiếu kali. Vết vàng thường xuất hiện ở mép lá trước, sau đó lan dần vào trong phiến lá.

Lá có màu xanh sẫm: Trước khi xuất hiện các vết vàng, lá lúa thường có màu xanh đậm hơn bình thường.

Đốm hoại tử: Ở giai đoạn thiếu kali nặng, trên lá xuất hiện các đốm hoại tử màu nâu tối, đặc biệt là ở đầu mép lá.

Dấu hiệu lúa thiếu kali

Dấu hiệu ở Thân cây lúa thiếu Kali:

Cây còi cọc: Cây lúa thiếu kali thường phát triển chậm, thân cây yếu, dễ đổ.

Dấu hiệu ở hạt cây lúa thiếu Kali:

Hạt lép, nhỏ: Hạt lúa kém chất lượng, trọng lượng nhẹ.

5. Lưu ý khi bón Kali cho lúa

  • Phân tích đất: Trước khi bón phân, nên tiến hành phân tích đất để xác định chính xác lượng Kali cần bón. Tiến hành bón phân đủ lượng cần thiết. Bón dư phân hóa học dễ gây ngộ độc cho cây lúa, lãng phí
  • Chọn giống lúa phù hợp: Chọn giống lúa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện đất đai và khí hậu.
  • Quản lý nước: Tưới tiêu hợp lý để đảm bảo cây lúa luôn đủ nước.

Bón Kali đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của lúa. Bằng việc áp dụng những kiến thức trên, bà con nông dân có thể đạt được vụ mùa bội thu.