Bón lót, bón thúc đúng cách giúp duy trì độ màu mỡ của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Vậy bón lót là gì? Bón thúc là gì? Cùng Bác Sĩ Cây Xanh giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bón lót là gì?

Bón lót là gì?

Bón lót là phương pháp bón phân vào đất trước khi bắt đầu gieo trồng mùa vụ mới đối với cây trồng hằng năm. Với cây trồng lâu năm, bón lót là bón phân trước khi trồng, giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm và giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch.

Bón lót thường sử dụng các loại phân bón khó phân huỷ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng khi rễ vừa mới phát triển nhằm tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu và phân bón có thời gian phân hủy các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu.

Tham khảo: Phân bón lá Amino - BS14

Loại phân nào dùng để bón lót là chính?

Loại phân nào dùng để bón lót là chính? Phân bón có hàm lượng hữu cơ cao, các loại phân tan chậm như phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân lân, phân NPK có hàm lượng lân cao, có thể sử dụng phân đạm và kali nhưng chỉ bón lót một lượng nhỏ. Đây là những loại phân có khả năng phân huỷ chậm, giải phóng chất dinh dưỡng từ từ và lâu dài cho đất và cây trồng.

  • Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh: Hai loại phân này ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây còn có khả năng làm tơi xốp đất, hỗ trợ vi sinh vật có ích hoạt động trong đất, để phát huy tác dụng của phân bón cần bón lót sớm trước khi chuẩn bị gieo trồng.
  • Vôi bột: Ở những vùng đất bị phèn, chua có thể dùng vôi bột bón lót để điều chỉnh độ pH của đất về dạng trung tính để cây trong phát triển tốt nhất.
  • Phân hoá học có hàm lượng đạm thấp, lân cao:  Đối với cây ngắn ngày thường bón lót lân và kali ít dùng phân đạm, vì giai đoạn cây con cây cần hàm lượng lân cao để giúp cây tập trung phát triển rễ, trong khi đạm và kali có thể bổ sung dần trong các giai đoạn sau để tối ưu hóa quá trình phát triển thân, lá, và quả hoặc củ. Đối với cây lâu năm có thể bón lót lân, kali và một ít đạm.

Phương pháp bón phân lót hiệu quả

Bón phân lót đúng cách giúp cây trồng sinh trưởng tốt từ giai đoạn đầu, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng liên tục và giúp cải thiện đất. Để bón lót hiệu quả, bà con có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.

  • Cây trồng hàng năm: Rải đều phân trên ruộng sau đó cày vùi phân xuống đất hoặc bón rải theo hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất mặt rồi mới tiến hành gieo trồng.
  • Cây trồng lâu năm: Bón phân theo hố giúp cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ phân, giảm tối đa tình trạng thất thoát chất dinh dưỡng khi mưa lớn.

Bón thúc là gì?

Bón thúc là gì?

Bón thúc là gì? Bón thúc là phương pháp bón phân trong giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Lưu ý, bón thúc cần được thực hiện trong thời điểm thích hợp để cây có thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Thời điểm bón phân thích hợp:

  • Giai đoạn cây đang sinh trưởng và phát triển: Bón thúc trong giai đoạn này giúp cây lớn nhanh và khỏe mạnh.
  • Giai đoạn ra nụ, ra hoa: Bón thúc vào trước khi hoa nở giúp ra hoa đều và đồng loạt, giúp làm tăng tỷ lệ đậu quả của cây trồng.
  • Giai đoạn đậu quả: Bón phân giai đoạn này giúp nuôi quả tốt, đáp ứng năng suất khi thu hoạch.

Tham khảo: Phân vi sinh Humic - BS21

Loại phân nào dùng để bón thúc? 

Loại phân nào dùng để bón thúc? Khác với phân bón lót, phân bón thúc là các loại phân có khả năng tan nhanh để cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng trong giai đoạn phát triển.

  • Giai đoạn cây con đang phát triển: Bón phân có hàm lượng đạm cao, lân và kali vừa phải giúp cây đủ chất dinh dưỡng để phát triển thân, cành, lá.
  • Giai đoạn trước khi ra hoa: Bón phân có hàm lượng lân cao, đạm và kali vừa phải, lân có vai trò trong sự hình thành phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả giúp cây ra hoa đồng loạt, đậu quả tốt.
  • Giai đoạn nuôi quả, củ: Bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, đạm có vai trò cung cấp dinh dưỡng để nuôi quả, củ tăng kích thước quả, củ. Kali có vai trò tích lũy tinh bột, đường, màu sắc quả, củ.  
  • Ngoài ra, có thể kết hợp cùng các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuỳ theo loại cây trồng để cây phát triển đầy đủ.

Lưu ý để bón lót, bón thúc hiệu quả

Cách bón lót, bón thúc hiệu quả

Phân bón là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và năng suất, chất lượng nông sản. Để đạt được hiệu quả mong muốn, người dân cần tham khảo một số lưu ý sau để bón phân hiệu quả nhất.

  • Chọn phân bón phù hợp với loại cây trồng: Tuỳ vào từng loại cây với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, do đó cần chọn lựa phân bón sao cho phù hợp.
  • Chọn thời điểm bón phân: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây gồm nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cây cần lượng dinh dưỡng khác nhau nên cần bón phân phù hợp theo từng giai đoạn của cây.
  • Chọn liều lượng phù hợp: Bón phân đúng liều lượng giúp cây phát triển ổn định, tránh lãng phí và gây ảnh hưởng đến môi trường.

Ví dụ: Bón lót, bón thúc cho cây lúa

  • Lượng phân bón cho 1000m2 : Phân chuồng 200- 400kg; Đạm 10kg; Lân  4-5kg; Kali 3-5kg, vôi 30-50kg. Vụ Hè Thu và vụ Thu Đông giảm 10-15% lượng đạm, tăng 15-20% lượng Kali so với vụ xuân.
    • Cách bón:
    • Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng với lân và vôi trước khi cày bừa.
    • Bón thúc: 
      • Lần 1: 7-10 NSS bón 40% đạm
      • Lần 2: 18-22 NSS bón 40% đạm và 40% Kali
      • Lần 3: 38-42 NSS bón 20% đạm và 60% Kali. 

Bón lót và bón thúc là hai kỹ thuật bón phân góp phần tăng sức khỏe cây trồng và chất lượng nông sản. Kỹ thuật bón lót tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển, bón thúc cung cấp dinh dưỡng đa dạng và kịp thời giúp cây tăng trưởng trong các giai đoạn quan trọng. Hy vọng qua bài viết trên, bà còn đã có thêm thông tin để trả lời câu hỏi bón lót là gì, bón thúc là gì?

Theo dõi chuyên mục Tin tức, Cây trồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác.

Xem thêm