Có rất nhiều cách trồng khoai lang như trồng khoai lang bonsai, trồng khoai lang trong chai nhựa, trồng khoai lang lấy củ. Ngoài ra có một điều thú vị là bạn còn có thể lấy ngọn (đọt) khoai lang để dùng làm rau. Lá khoai lang chế biến được nhiều món như luộc, nấu canh, xào vừa ngon lại vừa bổ dưỡng. Để đảm bảo có được rau lang sạch, an toàn cho gia đình, bạn hãy thử cách trồng rau lang từ củ này cùng BSCX nhé!
Cách trồng rau lang từ củ siêu tiện lợi tại nhà
Chuẩn bị vật liệu trồng rau lang
Giai đoạn ươm mầm khoai lang
Để thực hiện công đoạn ươm mầm khoai lang bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:
Cốc (lọ) hoặc bất cứ thứ gì có đường kính hơi to hơn củ khoai giống, chiều cao ít nhất phải hơn ½ củ khoai lang và có thể đựng được nước.
Tăm tre: Chuẩn bị tùy vào số lượng khoai lang bạn muốn trồng, với mỗi củ khoai giống bạn sẽ cần dùng khoảng 3 que tăm
Nước sạch: Bạn nên sử dụng nước lọc vì nếu dùng nước máy có thể sẽ làm củ khoai của bạn bị thối
Củ giống khoai lang: Có rất nhiều giống khoai lang khác nhau, nhưng nếu bạn muốn trồng khoai lang ăn lá thì nên chọn loại khoai trắng. Ngọn của loại khoai này có vị ngọt, không chát và có màu xanh non bắt mắt.
Giai đoạn trồng cây ra chậu
Sau khi đã hoàn tất công đoạn ươm mầm, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu để trồng cây ra chậu như:
Đất trồng: Nên chọn loại đất giàu mùn, nhiều chất dinh dưỡng và tơi xốp.
Chậu: Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại chậu như thùng xốp, chậu nhựa, hoặc tận dụng kể cả bao đất. Chỉ cần đáp ứng được đủ diện tích cho cây khoai lang phát triển.
Giàn leo: Giàn trồng lý tưởng có chiều cao khoảng từ 3,5m đến 4m. Bạn cũng có thể tận dụng ban công hay vách tường để làm nơi cho khoai lang bám vào.
Cách trồng khoai lang từ củ mọc mầm
Để trồng rau lang từ củ bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Dùng tăm xiên đều vào thân củ khoai rồi đặt cố định trong lọ nước. Sao cho nước ngập ½ củ, lưu ý để phần mầm khoai lang hướng lên trên.
Bước 2: Đặt lọ khoai nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, thay nước 2-3 lần/tuần.
Bước 3: Khi mầm cây có lá non và xuất hiện vài chiếc rễ thì bạn nhẹ nhàng tách mầm và phần rễ ra khỏi củ. Cho mầm vào trong cốc nước ấm sao cho rễ ngập nước, ngâm khoảng 1 ngày để rễ phát triển dài hơn.
Bước 4: Trồng cây non vào trong chậu đất và tiếp tục chăm sóc.
Cách chăm sóc khi khoai lang ăn lá
Sau khi thực hiện thành công cách trồng rau lang từ củ, bạn cần tiếp tục công đoạn chăm sóc để rau xanh tốt và cho nhiều ngọn hơn.
Tưới nước
Tưới nước đều đặn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát mỗi ngày. Nếu gặp thời tiết nắng nóng thì bạn nên che chắn cho cây khoai lang mới trồng để tránh làm héo cây.
Sau khoảng 1 tuần, khi cây đã sinh trưởng tốt, bạn có thể tháo gỡ vật dụng che chắn để lá cây bắt đầu quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.
Bón phân
Để rau lang xanh tốt hơn, bạn có thể dùng những loại phân hữu cơ như phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế,… Bón cho khoai lang vào giai đoạn cây được 25 ngày tuổi.
Sau đó khoảng 20 – 30 ngày bạn lại bón một đợt phân tương tự. Nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ngay cả khi đang thu hoạch để cây đủ sức cho lá.
Rau lang thường ít bị nhiễm bệnh nhưng lại hay bị bọ hà và sâu đất gây hại. Nếu khoai lang bị sâu bệnh tấn công bạn chỉ nên dùng những chế phẩm sinh học để phòng trừ.
Mách bạn một mẹo nhỏ: sử dụng thuốc trừ sâu sinh học BS02 để diệt trừ sùng đất gây hại cây khoai lang. Đảm bảo 100% thành phần tự nhiên, an toàn cho sức khỏe, vật nuôi và môi trường.
Ngoài ra bạn hãy thường xuyên vệ sinh gốc rau, hạn chế để những lá rau lang vàng héo nhiều ở gốc để tránh sâu bệnh phát sinh.
Tác dụng của rau lang
10 công dụng không thể bỏ qua của rau lang đối với sức khỏe:
Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ
Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh táo bón
Chống béo phì
Trị buồn nôn, ốm nghén
Giúp khỏe da, sáng mắt
Chữa yếu sinh lý
Chữa cảm sốt mùa nóng
Chữa viêm khớp, thấp khớp
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Tuy rau lang có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng bạn cần lưu ý những 'đại kỵ' này khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể:
Nên ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.
Rau lang chứa rất nhiều canxi nên nếu ăn quá nhiều và quá thường xuyên sẽ dễ gây sỏi thận.
Rau khoai lang có tác dụng làm giảm đường huyết vì vậy không nên ăn vào lúc đói.
Không nên ăn rau lang sống để tránh gây táo bón.
Nguyệt Ánh Nguyễn
Chào các bạn, mình là Nguyệt Ánh, một cử nhân ngành Công Nghệ Sinh Học của trường Đại học Cần Thơ. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gắn liền với nông nghiệp, mình thấu hiểu những khó khăn, trăn trở của người nông dân. Với mong muốn mang khoa học và công nghệ hiện đại ứng dụng vào trong canh tác, mình hy vọng những chia sẻ về hiểu biết và kiến thức của mình sẽ giúp ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nên một nền nông nghiệp phát triển bền vững.