Tổng hợp các cách trồng rau mầm siêu nhanh gọn, tiện ích

Tổng hợp các cách trồng rau mầm siêu nhanh gọn, tiện ích

Kích thước chữ

Bạn muốn trồng một loại rau bổ dưỡng, chi phí thấp, thu hoạch nhanh thì rau mầm chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Tự trồng rau mầm tại nhà đang là xu hướng của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở thành phố. Hôm nay BSCX sẽ bật mí với bạn một số mẹo hay về cách trồng rau mầm để thu được năng suất tốt nhất, mời bạn cùng theo dõi nhé!

 Mách bạn top 3 cách trồng rau mầm phổ biến

1. Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy

Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy
Trồng rau bằng khăn giấy

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hạt giống (BSCX sẽ chia sẻ phần này chi tiết hơn ở phần cuối của bài biết nhé) 
  • Giấy ăn: Chỉ cần sử dụng loại giấy ăn thông thường.
  • Khay đựng: Bạn có thể tận dụng những khay nhựa, inox, hay xoong, nồi bất kỳ.

Ngâm hạt

  • Loại bỏ những hạt lép, sâu, nhỏ để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm
  • Mỗi đợt gieo trồng bạn chỉ nên lấy khoảng 2 – 3 muỗng nhỏ hạt giống vì cây mầm phát triển rất nhanh sẽ sớm chiếm đủ diện tích khay trồng của bạn.
  • Hạt giống rửa sạch ngâm với nước ấm được pha theo tỉ lệ 2 sôi và 3 lạnh  (45-50oC),  trong thời gian từ 2 đến 5 giờ. Tùy từng loại hạt giống mà có thời gian ngâm khác nhau, hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn và có cả một số loại hạt giống có thể gieo trực tiếp không cần ngâm hạt.
  • Sau khi đã ngâm xong, bạn rửa lại hạt giống với nước thêm một lần nữa nhé.

Gieo hạt rau mầm

  • Xếp giấy ăn vào khay
  • Tưới đẫm nước lên giấy ăn
  • Rải hạt giống đã ngâm lên bề mặt giấy, lưu ý khi gieo hạt phải nhẹ nhàng và trải đều hạt giống lên khay
  • Tưới nước đẫm hạt thêm lần nữa.
Gieo hạt rau mầm
Cách gieo hạt rau mầm

Chăm sóc

  • Cần đảm bảo tưới đủ nước cho rau, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Lưu ý không tưới quá đẫm để tránh tình trạng nước dư sẽ làm ngập úng và gây hỏng rau mầm.
  • Ủ rau trong bóng tối (hoặc nơi có ánh sáng yếu) trong vài ngày đến khi thấy rau bắt đầu nhú mầm. Lúc rau xuất hiện các lá mầm màu vàng, bạn mang cây ra nơi có ánh nắng nhẹ (tránh ánh sáng trực tiếp) để rau phát triển nhanh và xanh mướt hơn.

Thu hoạch

Thu hoạch rau mầm
Cách thu hoạch rau mầm
  • Với cách trồng rau mầm này, chỉ sau khoảng 7 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được thành quả của mình rồi
  • Dùng dao hoặc kéo cắt ngang gốc, bỏ đi phần rễ
  • Nếu sử dụng ngay, bạn chỉ cần ngâm nước cho sạch rồi vớt ra dùng.
  • Hoặc bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày nhưng cần lưu ý không nên rửa mà sau khi thu hoạch cứ cho vào bao rồi để trong ngăn mát của tủ lạnh.

2. Trồng đơn giản với đất

Trồng rau mầm trên đất
Trồng rau mầm trên đất, giá thể

Các vật liệu cần chuẩn bị

  • Thùng xốp chứa đất trồng rau mầm: Cách trồng rau mầm trong thùng xốp được nhiều chị em lựa chọn vì rất đơn giản và tiện dụng.
  • Hạt giống để trồng rau mầm
  • Đất: Để rau mầm cho năng suất cao và chuẩn hữu cơ, bạn cần chuẩn bị đất sạch, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Bìa giấy Carton: Dùng để đậy thùng xốp lại trong quá trình mới gieo hạt.

Tiến hành trồng rau mầm

  • Trải đều và phẳng đất vào trong khay
  • Với cách trồng rau mầm trên đất bạn cũng thực hiện bước ngâm hạt giống tương tự như cách trồng rau mầm bằng khăn giấy
  • Gieo 1 lớp hạt lên bề mặt đất, lưu ý nên rải hạt giống ở mật độ vừa phải bởi nếu gieo quá nhiều cây có không vào đất được sẽ chết.

3. Rau mầm trồng thủy canh

Khâu chuẩn bị cho kỹ thuật trồng rau mầm thủy canh

  • Hạt giống
  • Khay trồng rau thủy canh (hoặc bạn cũng có thể tận dụng thau, rổ nhựa)
  • Nước: cần được xử lý thật tốt, bạn có thể làm sạch nước theo cách sau:
  • Sử dụng vôi cục với tỉ lệ 2/1000 sau đó dùng phèn chua làm sạch lại thêm lần nữa. 
  • Dùng 4 đến 5 lạng vôi tôi hòa với 10l nước, khuấy đều rồi đợi lắng cặn sẽ thu được chừng 6 đến 7 lít nước vôi trong. 

>> Xem thêm Chế phẩm xử lý nước

Cách trồng rau mầm bằng nước:

Trồng rau mầm thủy canh
Trồng rau mầm thuỷ canh
  • Thực hiện ngâm hạt tương tự các cách trồng rau mầm khác
  • Gieo hạt sao cho dung dịch thủy canh ngập khoảng ½ hạt giống, không nên để ngập quá, cũng không nên để cạn quá. 
  • Sau khi gieo hạt xong, phun sương thêm 1 lớp nước để tạo độ ẩm cho hạt.
  • Đậy kín khay rau mầm và thay nước sạch mỗi ngày.

Một số loại rau mầm thường được sử dụng

BSCX xin mách bạn một số loại rau mầm phổ biến, mẹo trồng rau mầm và thời gian ngâm ủ cho từng loại hạt giống

Các loại rau mầm thông dụng
Các loại rau mầm được trồng phổ biến

Rau ăn lá

Cải xanh, xà lách, rau dền: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng

Rau muống, mồng tơi: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng

Rau gia vị

Tía tô, kinh giới: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Cần, hành, hẹ, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng

Rau ăn trái

Mướp, bầu, bí, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Khổ qua, đậu rồng: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng

User

Nguyệt Ánh Nguyễn

Chào các bạn, mình là Nguyệt Ánh, một cử nhân ngành Công Nghệ Sinh Học của trường Đại học Cần Thơ. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gắn liền với nông nghiệp, mình thấu hiểu những khó khăn, trăn trở của người nông dân. Với mong muốn mang khoa học và công nghệ hiện đại ứng dụng vào trong canh tác, mình hy vọng những chia sẻ về hiểu biết và kiến thức của mình sẽ giúp ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nên một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Xem thêm