Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đang dẫn trở thành xu hướng bền vững tại Việt Nam. Không chỉ tạo ra sản phẩm lúa gạo sạch, an toàn mà còn giúp nông dân giảm chi phí, cải tạo đất và nâng cao giá trị hạt gạo. Đặc biệt, mô hình này góp phần xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ưu Điểm Vượt Trội Của Mô Hình Trồng Lúa Hữu Cơ
- Sản phẩm an toàn: Không sử dụng thuốc hóa học, giảm lượng phân bón vô cơ, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm 30-50% lượng giống, phân bón và thuốc BVTV so với canh tác truyền thống.
- Tăng lợi nhuận: Lợi nhuận tăng 20-30% nhờ giá bán cao hơn và năng suất ổn định (đạt 6 tấn/ha).
- Bảo vệ môi trường: Cải tạo đất, hạ phèn, giảm ô nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái.
Quy Trình Canh Tác Lúa Hưu Cơ Chi Tiết
1. Chuẩn bị đất
- Đất canh tác lúa hữu cơ phải đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất (QCVN 03:2023/BTNMT). Chọn khu vực đất không bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý và có thời gian chuyển đổi sản xuất hữu cơ là 12 tháng cho đến khi gieo trồng vụ mới.
- Cải tạo đất: Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân vi sinh) để bón lót, tăng độ phì nhiêu và cải thiện cấu trúc đất. Có thể bổ sung vôi bột để điều chỉnh độ pH (thường từ 5.5-6.5 là phù hợp với lúa).
- Làm đất: Cày bừa kỹ, san phẳng ruộng để đảm bảo nước phân bố đều, loại bỏ cỏ dại bằng tay hoặc các biện pháp cơ học.
2. Chọn giống
- Sử dụng giống lúa thuần chất lượng cao, giống hữu cơ, không biến đổi gen (GMO), có khả năng kháng sâu bệnh tự nhiên tốt (ví dụ: giống lúa địa phương như Nàng Thơm, Tài Nguyên). Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, không xử lý bằng hóa chất.
3. Gieo sạ hoặc cấy
- Ngâm ủ giống: Ngâm hạt trong nước sạch 24-48 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm trước khi gieo. Có thể dùng chế phẩm vi sinh (như Trichoderma) để xử lý giống, tăng khả năng nảy mầm và kháng bệnh.
- Gieo sạ: Gieo trực tiếp hoặc cấy lúa tùy theo điều kiện địa phương. Mật độ gieo/cấy cần thưa hơn so với lúa thông thường để cây phát triển khỏe mạnh (khoảng 50-80 kg giống/ha nếu gieo sạ).
- Kỹ thuật SRI (System of Rice Intensification): Một số nơi áp dụng phương pháp cấy thưa, cấy cây non (8-12 ngày tuổi), giúp tiết kiệm giống và tăng năng suất.
4. Quản lý nước
- Nguồn nước sử dụng trong canh tác lúa hữu cơ phải đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
- Giữ mực nước ổn định trong ruộng (khoảng 3-5 cm trong giai đoạn đầu), sau đó điều chỉnh theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Tránh để ruộng ngập sâu hoặc khô hạn kéo dài.
- Phải bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm bởi hóa chất hoặc kim loại nặng.
5. Bón phân
- Sử dụng các loại phân bón trong canh tác lúa hữu cơ phải tuân thủ các yêu cầu theo mục 5.1.9 của TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ, phần 5: Gạo hữu cơ.
- Phân hữu cơ: Sử dụng phân chuồng hoai mục (10-15 tấn/ha) hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc phân trùn quế (1 tấn) và phân hữu cơ sinh học (2 tấn) để bón lót và bón thúc. Có thể bổ sung phân xanh (cây họ đậu) hoặc chế phẩm từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
- Thời điểm bón: Bón lót trước khi gieo/cấy, bón thúc vào giai đoạn 7-10 ngày sau gieo, giai đoạn đẻ nhánh (20-25 ngày sau gieo) và làm đòng (40-45 ngày sau gieo).
6. Quản lý sâu bệnh và cỏ dại
- Cỏ dại: Làm sạch cỏ bằng tay, nhổ cỏ định kỳ hoặc dùng máy làm cỏ cơ học. Có thể áp dụng kỹ thuật ngập nước nhẹ để hạn chế cỏ mọc.
- Sâu bệnh:
- Sử dụng thiên địch tự nhiên (như vịt, cá) để diệt sâu, ốc.
- Dùng chế phẩm sinh học (neem, tỏi, ớt, gừng) để xua đuổi hoặc tiêu diệt sâu hại.
- Theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh lây lan.
- Trồng xen canh hoặc luân canh với cây khác để phá vỡ vòng đời của sâu bệnh.
Bộ chế phẩm sinh học dành cho lúa hữu cơ của BSCX
(Chi phí tính canh tác 1 ha lúa)
|
SẢN PHẨM - CÔNG DỤNG |
LIỀU LƯỢNG |
CHI PHÍ |
Giai đoạn trước sạ |
BS11-Quản lý lúa lộn. Xử lý lúa lộn trên ruộng trước khi sạ BS13-Xử lý rơm rạ |
Dùng 1 gói BS11 500g dùng cho 2.000 m2 Dùng 1 gói BS13 500g dùng cho 2.000 m2 |
5 x 140.000 = 700.000 5 x 145.000 = 725.000 |
Giai đoạn lúa mạ (7 -15NSS) |
BS33-Siêu lân AP+ Bổ sung hàm lượng đạm - lân - kali hữu hiệu, kích thích cây lúa ra bộ rễ khỏe mạnh. BS21-Humic vi sinh |
Dùng 1 chai BS33 500ml Dùng 3 BS21 gói 1kg |
1 x 130.000 = 130.000 3 x 115.000 = 345.000 |
BS04-Trizon (lần 1) - Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông trên cây lúa nhờ hệ vi sinh vật Chaetomium spp.. - Phòng ngừa các loại nấm gây bệnh đốm lá, thối thân,... trên lúa. |
Dùng 1 gói 200g |
1 x 160.000 = 160.000 |
|
BS25-Insect (phun lần 1): phun phòng ngừa bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục nõn hại lúa |
Dùng 1 gói BS25 200g |
1 x 220.000 = 220.000 |
|
Giai đoạn đẻ nhánh (15 - 40 NSS) |
BS33-Siêu lân AP+ Kích thích cây lúa nở bụi đẻ nhánh nhanh, tăng cường nhánh hữu hiệu trên cây lúa |
Dùng 1 chai 500ml |
1 x 130.000 = 130.000 |
BS36-Titan giúp cây lúa ngắn lóng, cứng cây, chống đổ ngã. |
Dùng 1 chai 500ml |
1 x 140.000 = 140.000 đ |
|
Sử dụng BS04-Trizon, BS06-Nano đồng phun đều ruộng, phòng ngừa đạo ôn cổ bông, bạc lá, .. (lần 2) |
Dùng 1 gói BS04 200g Dùng 1 chai nano đồng 500ml |
1 x 160.000 = 160.000 1 x 95.000 = 95.000 đ |
|
Sử dụng sản phẩm BS25-Insect (phun lần 2): phòng ngừa sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ hại lúa |
Dùng 1 gói BS25 200g |
1 x 220.000 = 220.000 |
|
Giai đoạn làm đòng (40-50 NSS) |
Sử dụng BS04-Trizon, BS06-Nano đồng phun đều ruộng, phòng ngừa đạo ôn cổ bông, nấm gây bệnh đen lép hạt,... (lần 3) |
Dùng 1 gói BS04 200g Dùng 1 chai nano đồng 500ml |
1 x 160.000 = 160.000 1 x 95.000 = 95.000 đ |
BS34-Kali hữu cơ và BS36-Titan giúp lúa trổ thoát đều, đồng loạt, cứng cây, đứng lá, khỏe cây. |
Dùng 1 chai BS34 500ml và 1 chai BS36 500ml |
1 x 130.000 = 130.000 đ 1 x 140.000 = 140.000đ |
|
Sử dụng sản phẩm BS25-Insect (phun lần 3): phun phòng ngừa sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ hại lúa |
Dùng 1 gói BS25 200g
|
1 x 220.000 = 220.000 |
|
Giai đoạn trổ (50-70 NSS) |
Sử dụng sản phẩm BS34-Kali hữu cơ: - Lần 1: Giai đoạn trổ lẹt xẹt - Lần 2: Giai đoạn trổ thoát. Giúp cây lúa cứng cây, xanh lá, trổ đồng đều, đẩy nhanh quá trình vận chuyển dinh dưỡng để vào hạt, tránh hiện tượng lem lép hạt |
1 chai 250 ml |
1 x 130.000 = 130.000 |
Sử dụng BS04-Trizon, BS06-Nano đồng phun đều ruộng, phòng ngừa đạo ôn cổ bông, khô vằn, bạc lá,... (lần 4) |
Dùng 1 gói BS04 200g Dùng 1 chai nano đồng 500ml |
1 x 160.000 = 160.000 1 x 95.000 = 95.000 đ |
|
BS25-Insect (phun lần 4): phun phòng ngừa sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ trĩ, rầy nâu hại lúa |
Dùng 1 gói BS25 200g
|
1 x 220.000 = 220.000 |
|
Giai đoạn cong trái me (80-85 NSS) |
Sử dụng sản phẩm BS34-Kali hữu cơ. Giúp cây lúa vô gạo nhanh, chắc tới cậy, tránh hiện tượng lem lép hạt khi gặp thời tiết bất thuận |
Dùng 1 chai 250 ml |
1 x 130.000 = 130.000 |
Tổng chi phí (chưa trừ chiết khấu) cho mô hình trồng 1 ha lúa hữu cơ: 4.190.000 vnđ
Mô hình trồng lúa hữu cơ không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là bước tiến trong nông nghiệp bền vững. Với sự hỗ trợ từ khuyến nông và ứng dụng công nghệ sinh học, nông dân hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng tầm thương hiệu "gạo sạch Việt Nam" trên bản đồ nông sản thế giới.