Nhện đỏ hại sầu riêng là một vấn đề nghiệm trọng nếu mật độ cao có thể làm cây trở nên còi cọc, kém phát triển, ảnh hưởng đến vỏ trái làm màu vỏ trái bị sần sùi mất giá trị sản phẩm. Dưới đây là bài viết phân tích chi tiết về đặc điểm, triệu chứng, và các biện pháp phòng trừ, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện cho bà con nông dân và người quan tâm.

Đặc điểm sinh học của nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, từ 0,3 đến 0,4mm, hình dạng bầu dục, với màu sắc đa dạng: cam hoặc đỏ sẫm. Trưởng thành có 8 chân, trong khi ấu trùng (giai đoạn đầu) có 3 cặp chân, màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, khó thấy bằng mắt thường.

Khả năng sinh sản của nhện đỏ rất cao, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Một con cái có thể đẻ từ 20 đến 70 trứng trong 2-3 ngày ở cả 2 mặt lá, trứng ban đầu màu trắng hồng, sau chuyển hồng và chuyển màu đỏ nâu khi trứng sắp nở . Vòng đời của nhện đỏ bao gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hai giai đoạn nhộng, và trưởng thành, với thời gian mỗi giai đoạn dao động từ 4-10 ngày tùy điều kiện nhiệt độ môi trường.

Nhện đỏ gây hại bằng cách chích hút nhựa ở lá, chồi non và có khi hại cả trên trái nếu mật số nhiều. Gây hại nhiều trên lá bánh tẻ và lá già ở 2 mặt lá nhưng chủ yếu ở mặt dưới lá làm lá cây mất diệp lục màu xanh và suy yếu. Chúng gây hại và phát triển mạnh khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, đặc biệt vào mùa khô với nắng mạnh và mưa xen kẽ.

Nhện đỏ hại sầu riêng

Triệu chứng và tác động đến cây sầu riêng

Khi cây sầu riêng bị nhện đỏ tấn công, các triệu chứng ban đầu là lá xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti do nhện chích hút chất diệp lục làm mất màu xanh làm giảm quá trình quang hợp. Ở mức độ nhẹ, lá chuyển sang màu vàng hoặc nâu, màu loang lổ, phồng rộp, giòn và dễ rách.

Khi mật độ nhện cao, lá trở nên trắng bạc, phồng rộp, cứng lại, và dễ rụng, đặc biệt trong giai đoạn cây ra chồi mới. Lá non thường nhỏ, xoắn lại, gân lá nổi gồ, để lại các vết cắn li ti, dẫn đến lá chuyển màu vàng bạc và rụng dần. Quả bị ảnh hưởng sẽ phát triển chậm, vỏ sần sùi, màu sắc kém, và có thể nứt khi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng.

Tác động tổng thể là cây còi cọc, kém phát triển, khô héo, và có thể chết nếu mật độ nhện cao. Nhện đỏ còn có khả năng truyền bệnh virus, làm tăng nguy cơ thiệt hại.

Ảnh hưởng trên cây sâu riêng do nhện đỏ

Biện pháp phòng ngừa nhện đỏ hại sầu riêng

Để giảm nguy cơ nhện đỏ xâm hại, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm:

  • Duy trì độ ẩm: Tưới nước đầy đủ, đặc biệt trong mùa nắng, để tăng độ ẩm, tránh điều kiện khô nóng. Có thể tưới trực tiếp lên tán lá giúp rửa trôi nhện đỏ trên lá để làm giảm mật độ nhện.
  • Cắt tỉa và tạo tán: Trồng cây với mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa tạo tán để vườn thông thoáng, phá bỏ nơi ẩn nấp của nhện đỏ. 
  • Bón phân cân đối: Sử dụng phân bón cân đối, tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển đồng đều của chồi non, giúp cây khỏe mạnh hơn. Có thể bổ sung các nguyên tố trung vi lượng quá lá để tăng độ dày, độ cứng của lá nâng cao sức đề kháng với côn trùng.
  • Duy trì hệ sinh thái cân bằng: Có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác nhau, hạn chế sử dụng thuốc hóa để bảo vệ thiên địch có lợi.
  • Phun phòng nhện đỏ định kỳ bằng các thuốc có hoạt chất sinh học.

Biện pháp trị nhện đỏ trên cây sầu riêng

Khi nhện đỏ đã xuất hiện với mật độ cao, cần áp dụng các biện pháp điều trị, bao gồm cả hóa học và sinh học:

  • Hóa học: Sử dụng thuốc trừ sâu chứa các hoạt chất như Fenpyroximate, Fenpropathrin, profenofos phun trực tiếp vào mặt dưới lá để đảm bảo hiệu quả.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sử dụng thuốc hóa học lâu dài có thể gây kháng thuốc và tiêu diệt các sinh vật có lợi, do đó cần luân phiên các loại thuốc.



  • Sinh học: Có thể sử dụng một số thuốc có hoạt chất sinh học như Abamectin, Emamectin benzoate, Citrus oil, dầu khoáng,.... Chế phẩm sinh học BS25 - Insect của bacsicayxanh.vn thuốc trừ nhện đỏ, rầy rệp, côn trùng chích hút.

Phòng trị nhện đỏ trên sầu riêng

Phục hồi và công nghệ hỗ trợ

Sau khi xử lý nhện đỏ, để phục hồi cây, cần tăng cường bón phân gốc NPK để tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, bổ sung phân bón lá để giúp cây nhanh phục hồi, ngoài ra cần kết hợp với các loại thuốc phòng nấm bệnh. 

Bảng tổng hợp biện pháp phòng và trị

Loại biện pháp

Chi tiết

Ghi chú

Phòng ngừa

Tưới nước giữ ẩm, cắt tỉa cành, bón phân cân đối, bổ sung phân bón lá, tưới nước trực tiếp lên lá 

Áp dụng trước khi nhện đỏ bùng phát

Trị hóa học

Dùng các hoạt chất Fenpyroximate, Fenpropathrin, profenofos,...

Lưu ý luân phiên các loại thuốc để tránh kháng thuốc

Trị sinh học

Bảo vệ thiên địch, dùng hoạt chất sinh học như Abamectin, Emamectin benzoate, Citrus oil, dầu khoáng 

An toàn, thân thiện môi trường nhưng hiệu quả chậm

Phục hồi

Bón phân bón gốc, phân bón lá bổ sung vi lượng (Mg, Zn, Mn), phun thuốc nấm bệnh để phòng nấm, khuẩn 

Kết hợp phân bón gốc, bón lá và thuốc bệnh để cây phục hồi nhanh. 

Kỹ thuật phun 

Nhện gây hại tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá cần phun thuốc kỹ mặt dưới lá để đạt hiệu quả cao 

 

Nhện đỏ hại sầu riêng là thách thức lớn, nhưng với sự kết hợp giữa phòng ngừa (tưới nước, cắt tỉa, bón phân) và điều trị (hóa học, sinh học), bà con có thể kiểm soát hiệu quả. Để lại sdt liên hệ để các kỹ sư cây trồng của BSCX có thể hỗ trợ biện pháp phòng ngừa thích hợp nhất với vườn sầu riêng nhà mình.