Trong nền nông nghiệp hiện đại, các loại phân bón hữu cơ đang ngày càng chứng minh được tầm quan trọng khi vừa đảm bảo sự phát triển của cây trồng, không gây hại cho sức khỏe con người và vừa thân thiện với môi trường. Phân bón vi sinh cố định đạm là một trong những loại phân hữu cơ mang công dụng đó. Vậy phân vi sinh vật cố định đạm là gì? Cùng Bác Sĩ Cây Xanh tìm hiểu ngay sau đây.

Phân vi sinh vật cố định đạm là gì? 

Nitơ là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của cây trồng và sinh vật sống. Trong khí quyển Nitơ chiếm đến 78%, tuy nhiên Nitơ cần được chuyển hóa từ phân tử sang dạng mà cây trồng có thể hấp thụ, và đây chính là vai trò của phân bón vi sinh cố định đạm.

Phân bón vi sinh cố định đạm là gì? Đây là loại phân bón chứa các loài vi sinh vật có tác dụng cố định đạm Nitơ tự do trong không khí và trong đất mà cây trồng không hấp thụ được tạo thành đạm dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng. Một số loài vi sinh vật cố định đạm như Rhizobium, Azotobacter và Azospirillum,... Các vi sinh vật này hấp thu và chuyển hóa Nitơ trong không khí thành các hợp chất hữu cơ chứa đạm như Glutamine, Ureide, Amoni giúp cây trồng hấp thụ một cách dễ dàng.

Tham khảo: Phân vi sinh Humic - BS21

Các loại vi sinh vật cố định đạm

vi khuẩn cố định đạm

Vi sinh vật cố định đạm được chia làm 2 nhóm lớn: Nhóm vi sinh vật cộng sinh và nhóm vi sinh vật sống tự do và hội sinh. Trong các nhóm này có hàng nghìn chủng vi sinh vật khác nhau, phải kể đến một số loài vi sinh vật phổ biến như:

  • Vi khuẩn nốt sần Rhizobium: Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh ở gốc của cây họ đậu. Vi khuẩn nốt sần giúp cố định Nitơ trong không khí thành dạng cây dễ hấp thụ, đồng thời cây họ đậu cung cấp chất dinh dưỡng và môi trường sống cho vi khuẩn Rhizobium.
  • Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum: Azospirillum sống tập trung ở các loại cây ngũ cốc, cây hòa thảo, cây rau,... Ngoài khả năng cố định Nitơ vi khuẩn này còn có khả năng tổng hợp nhiều hormone thực vật như Auxin, Cytokinin, Gibberellin giúp kích thích tăng trưởng cây trồng. 
  • Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter: Azotobacter là loại vi khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật sống tự do, loại này vượt trội nhất trong các loại vi khuẩn cố định đạm. Azotobacter đồng hóa tốt các loại đường đơn và đường kép, cứ tiêu tốn 1 gam đường gluco nó có khả năng đồng hóa được 8 – 18mg Nito. Ngoài ra Azotobacter còn có khả năng tiết ra một số vitamin thuộc nhóm B như B1, B6…, một số acid hữu cơ như: acid nicotinic, acid pantothenic, biotin, auxin. Các loại chất kháng sinh thuộc nhóm Anixomyxin. 

Lợi ích phân vi sinh cố định đạm là gì?

5 Công dụng chính của phân vi sinh cố định đạm gồm:

  • Bổ sung đạm: Phân vi sinh vật cố định đạm cung cấp nguồn Nitơ bền vững tạo điều kiện để cây trồng tự hấp thụ đạm. Các loại vi khuẩn trong phân có khả năng cố định Nitơ từ không khí thành dạng Amoniac (NH₃), sau đó chuyển hóa thành dạng Nitrat (NO₃-) hoặc Amoni (NH₄+) giúp cây trồng có thể hấp thụ.
  • Cải thiện chất lượng nông sản, giảm bệnh trên cây trồng: Vi sinh vật có trong phân bón vi sinh cố định đạm giúp tổng hợp các vitamin, các axit amin, hormone kích thích sinh trưởng cây trồng và các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của các mầm bệnh giúp tăng cường sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Ví dụ: Ở các cây đậu phộng có nhiều nốt sần thì hạt đậu thường có lượng đạm cao hơn bình thường. Hay ở vùng đất trồng rau có nhiều vi khuẩn Azotobacter thì lượng nitrat tồn dư trong rau sẽ ít đi. Ngoài ra, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh và hội sinh còn tiết ra chất gây ức chế nấm bệnh trên rễ làm giảm các bệnh thối đen, lở cổ rễ.

  • Giảm chi phí sử dụng các loại phân bón hoá học.
  • Bảo vệ tài nguyên đất: Phân bón vi sinh cố định đạm giúp cải thiện và tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất.
  • Phân bón vi sinh cố định đạm an toàn cho cả người và động vật, bảo vệ môi trường tự nhiên.

lợi ích của vi khuẩn cố định đạm

Tham khảo: Phân bón lá Amino - BS14

Cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm

Để phân bón vi sinh vật cố định đạm phát huy tác dụng, bà con nên sử dụng đúng cách.

  • Xác định lượng phân bón vi sinh cố định đạm cần sử dụng: Để vườn cây nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần xác định được lượng phân bón phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất dựa trên loại cây trồng, giai đoạn phát triển và diện tích trồng cây.
  • Xác định thời điểm bón phân: Tham khảo thông tin về cây trồng và xác định thời điểm bón phân phù hợp theo từng giai đoạn cây trồng.
  • Xác định cách bón phân: Đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để chọn lựa cách bón phân hợp lý: Phun trên lá, bón trực tiếp vào đất,...

Khi sử dụng các loại phân hay chế phẩm có chứa vi sinh vật cố định đạm cần lưu ý đến khâu bảo quản, bởi vi sinh vật sống trong sản phẩm dễ bị hư hại khi được cất ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh nắng chiếu trực tiếp. Ngoài ra, các loại vi sinh vật cố định đạm sẽ có điều kiện phát triển lý tưởng hơn nếu đất trồng được bón phân hữu cơ thường xuyên.

Qua bài viết trên đây, hy vọng bà con đã có hiểu hơn phân vi sinh cố định đạm là gì và làm thế nào để phân phát huy tối đa tác dụng đối với loại cây trồng của mình.

Theo dõi chuyên mục Tin tức, Cây trồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác.

Xem thêm