Bệnh sọc lá bắp, còn gọi là bệnh sương mai, là một bệnh gây hại nghiêm trọng cho cây bắp, do nấm Peronosclerospora sorghi gây ra. Bệnh này thường xuất gần đây gây thiệt hại lớn ở Việt Nam và các vùng nhiệt đới châu Á. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể làm cây sinh trưởng kém, không cho bắp hoặc bắp không hạt, gây thiệt hại kinh tế lớn cho nông dân.

Nguyên nhân phát triển bệnh sọc lá ở cây bắp ngô

Đặc trưng của bệnh sọc lá bắp lá xuất hiện các vết sọc màu trắng hoặc vàng kéo dài dọc theo gân lá, xuất hiện chủ yếu từ giai đoạn cây có 2-3 lá đến 8-9 lá. Nấm bệnh tồn tại trong đất và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao (24-35°C) và độ ẩm lớn, đặc biệt ở các vùng đất ngập nước, đất ven sông, hoặc trên đất trồng hai vụ bắp. Bệnh có thể lây lan qua gió hoặc qua các vết thương trên cây, làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong vườn.

Quản lý bệnh sọc lá bắp

Biện pháp phòng ngừa bệnh sọc lá bắp

Để giảm nguy cơ lây lan, cần có các biện pháp canh tác hợp lý để phòng ngừa:

  • Làm đất và vệ sinh đồng ruộng: Dọn sạch tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước để loại bỏ nguồn nấm bệnh. Cày phơi đất và rải vôi khử khuẩn nấm bệnh trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
  • Chọn chân ruộng cao, thuận lợi tưới tiêu. Chọn giống khỏe mạnh không nhiễm bệnh, trồng với mật độ hợp lý, bón phân NPK cân đối, cây bệnh nặng cần nhổ bỏ đem tiêu hủy. 
  • Xử lý hạt giống: Xử lý hạt giống bằng thuốc nấm trước khi gieo để tăng khả năng chống bệnh.
  • Luân canh với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, cây rau.
  • Những cây con bị bệnh cần nhổ bỏ sớm đem tiêu hủy tránh lây lan nguồn bệnh.

Trị bệnh sọc lá ở cây bắp ngô

Khi cây đã nhiễm bệnh, việc điều trị cần được thực hiện sớm để đạt hiệu quả. Dưới đây là các loại thuốc được khuyến cáo:

Phương pháp hóa học:

Sử dụng các loại thuốc trị nấm có tác dụng phổ rộng phun phòng định kỳ từ  giai đoạn cây có 3-4 lá, đặc biệt ở các vùng có lịch sử nhiễm bệnh hoặc đất ngập nước.

Khi cây bắt đầu có triệu chứng sớm như lá có vết đốm màu hoặc sọc trắng, phun thuốc trị ngay để kiểm soát nấm.

Tuy nhiên, nếu bệnh đã phát triển nặng, với triệu chứng như thân cây bị vặn xoắn, nghiêng về một bên, hoặc lá khô hoàn toàn, việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả. Lúc này, cần tiêu hủy cây bệnh và loại bỏ khỏi đồng ruộng để ngăn chặn lây lan, tránh ảnh hưởng đến các cây khác.

Phòng trị bệnh sọc lá, sương mai ở cây bắp ngô

Phương pháp Sinh Học:

Sử dụng sản phẩm sinh học BS02- Tika thuốc đặc trị sương mai của Bác Sĩ Cây Xanh để xử lý nấm gây bệnh sọc lá bắp. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ vi sinh, không chứa các chất độc hại, phù hợp với canh tác hữu cơ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt sản phẩm còn góp phần cải tạo đất và kích thích cây trồng hình thành tính kháng với nấm bệnh. 

Điều trị: Pha 250g thuốc với 200 lít nước, phun đều lên tán lá và vùng gốc cây, lặp lại 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5–7 ngày.

Phòng ngừa: Pha 250g thuốc với 400 lít nước, phun 1–2 lần mỗi tháng để bảo vệ cây khỏi nhiễm bệnh.

Hướng dẫn sử dụng:

Lưu ý: Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để bảo quản hiệu quả. Sản phẩm sản xuất ở dạng nang bào tử nên  có thể trộn với phân bón hoặc các loại thuốc BVTV khác mà không ảnh hưởng đến tính hiệu quả của sản phẩm. 

Ưu nhược điểm trị bệnh sọc lá bắp bằng phương pháp sinh học và hoá học

Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp điều trị và phòng ngừa:

Phương Pháp

Ưu Điểm

Nhược Điểm

Hóa học

Hiệu quả nhanh, kiểm soát nấm mạnh mẽ

Có thể gây hại đất, môi trường, sức khỏe con người và có thể tồn dư dư lượng trong nông sản nếu lạm dụng

Sinh học

An toàn, thân thiện môi trường, thời gian cách ly ngắn phù hợp với canh tác hữu cơ

Giá thành cao, yêu cầu bảo quản cao hơn so với thuốc hóa học. 

Lưu Ý Quan Trọng

  • Việc sử dụng lâu dài các thuốc hóa học có thể gây hại cho đất, môi trường và sức khỏe, đặc biệt có thể để lại dư lượng thuốc trên nông sản do đó, các sản phẩm sinh học được khuyến khích sử dụng nhằm  đảm bảo chất lượng nông sản sạch, không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. 

quản lý bệnh sọc lá bắp

Kết Luận

Bệnh sọc lá bắp là một trong những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nhưng với sự kết hợp giữa các biện pháp canh tác và các biện pháp phòng ngừa, nông dân có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Đặc biệt, việc phát hiện sớm và áp dụng biện pháp phòng trị phù hợp sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại về năng suất cây trồng.