Trichoderma - Nấm đối kháng vi sinh gây hại và vai trò không thể thay thế trong nông nghiệp

Triều Trần
19/01/2023
0

Kích thước chữ

Nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch hiện nay ngày càng tăng dẫn đến nền nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng sang các mô hình canh tác hữu cơ ứng dụng các sản phẩm từ sinh học. Đặc biệt là các loại nấm đối kháng như: Chaetomium spp., Trichoderma sp.,...rất được bà con ưa chuộng để xử lý đất trước gieo trồng. Vì vậy, hôm nay BS Cây Xanh sẽ cùng bà con tìm hiểu cách sử dụng nấm Trichoderma cho rau màu và cây ăn quả cũng như là những thông tin khác về loài “thiên địch” tự nhiên này nhé! 

Nấm Trichoderma - Ứng dụng vi sinh phổ biến nhất trong nông nghiệp 

Nấm đối kháng Trichoderma là gì? 

Trichoderma được biết đến là một chủng nấm bất toàn, có tên gọi đầy đủ là Trichoderma sp.  Chúng có thể tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng, nhưng rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao kéo dài trong 2 giờ. Cũng giống như các chủng nấm đối kháng Chaetomium spp., nấm Trichoderma được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp và được xem là “thiên địch” của các loài nấm, khuẩn gây hại. 

Hiện nay, có khoảng 33 loài nấm Trichoderma được tìm thấy. Trong đó, phải kể đến một số dòng phổ biến có khả năng sản sinh ra chất ức chế tiêu diệt nấm, khuẩn gây hại và tuyến trùng như: 

  • Trichoderma harzianum 
  • Trichoderma atroviride 
  • Trichoderma viride 
  • Trichoderma reesei 
  • Trichoderma asperellum 
Các chủng nấm Trichoderma
Các chủng nấm Trichoderma

Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma 

Ngoài sự hình thành khuẩn lạc ở rễ cây, mang lại lợi ích cho cả đôi bên thì nấm Trichoderma còn có rất nhiều cơ chế hoạt động hữu ích trong việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng như: 

  • Ký sinh nấm: Các sợi nấm Trichoderma vây quanh và thắt chặt các sợi nấm hại. Sau đó, đâm xuyên vách tế bào và tấn công vào bên trong loài nấm gây hại, tạo nên sự phân hủy từ bên trong của chúng. 
  • Kháng sinh: Nấm Trichoderma có thể tiết ra một số kháng sinh gây độc như: Trichodermin, Gliotoxin, Viridin,...giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi sinh gây hại cây trồng. 
  • Cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian: Bào tử nấm Trichoderma ở trong đất nảy mầm và cạnh tranh môi trường sống, dinh dưỡng với các loại nấm khuẩn gây hại, giúp làm giảm đáng kể mật độ của tác nhân gây hại. 
  • Tiết enzyme phân hủy: Các chủng Trichoderma sp. Có khả năng tiết ra các enzymes phân giải tế bào nấm, khuẩn hại như: Laminarinase, β-glucanase,...biến các tác nhân gây hại thành thức ăn và tạo nên các chất hữu cơ có lợi cho đất. 
Trichoderma sp. tấn công nấm hại Fusarium sp.
Trichoderma sp. tấn ng nấm hại Fusarium sp.

Ứng dụng nổi bật của nấm đối kháng Trichoderma trong nông nghiệp 

Xử lý đất bằng Trichoderma 

Với khả năng phòng trừ nấm hại và tạo ra nhiều chất hữu cơ có lợi, các chế phẩm sinh học xử lý đất bằng Trichoderma bắt đầu được nghiên cứu và được bà con ứng dụng rộng rãi ở giai đoạn làm đất trước khi gieo trồng và trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. 

Dùng Trichoderma để ủ phân 

Nấm đối kháng Trichoderma có thể sử dụng để ủ phân gia súc, bả cà phê, rơm rạ, tro trấu,...hay các phụ phẩm nông nghiệp khác. Các nguyên liệu này rất tốt cho cây trồng, tuy nhiên, nếu sử dụng trực tiếp sẽ có rất nhiều vi sinh vật gây hại. Vì vậy, trong quá trình ủ phân, bà con nên bổ sung thêm các chế phẩm sinh học để phòng trừ nấm, khuẩn gây hại. 

Chế phẩm Trichoderma dùng trực tiếp cho cây 

Ngoài ra, tác dụng của nấm Trichoderma còn được nghiên cứu và ứng dụng để tạo nên những sản phẩm vi sinh sử dụng trực tiếp trên cây trồng như: 

  • Sử dụng nấm Trichoderma tưới gốc cho cây: Bà con có thể mua các sản phẩm Trichoderma dạng bột hòa tan hoặc sử dụng trực tiếp chế phẩm nấm Trichoderma dạng nước để tưới gốc cho cây trồng. 
  • Bón cho cây: Nấm đối kháng Trichoderma còn có thể trộn trực tiếp vào giá thể ươm cây hoặc kết hợp với phân bón để phòng ngừa các loại nấm loại nấm bệnh tăng khả năng hút dinh dưỡng giúp cho bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ ngay từ những giai đoạn đầu tiên. 

Sự khác biệt khi xử lý đất bằng vôi và Trichoderma 

Xử lý đất bằng Trichoderma và vôi
Sự khác biệt giữa xử lý đất bằng vôi và sản phẩm vi sinh

Ngoài các phương pháp xử lý đất truyền thống như: Bón vôi, cày xới,...thì hiện nay bà con đang dần chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học nhiều hơn, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ nấm Trichoderma. 

Vậy sự khác biệt giữ vôi và Trichoderma là gì? 

Ưu và nhược điểm của vôi và Trichoderma 

Bà con hãy cùng BS Cây Xanh đến với bảng so sánh một số ưu và nhược điểm giữa việc xử lý đất bằng vôi và bằng Trichoderma dưới đây nhé! 

  • Ưu điểm 

Vôi 

Trichoderma 

- Giá thành rẻ 

- Điều hòa độ pH đất 

- Cung cấp canxi cho cây trồng 

- Làm giảm độc tốc của kim loại trong đất (Fe, Al, Mn,...) 

- Tăng cường hệ vi sinh vật có ích, giúp tăng độ phì nhiêu đất 

- Phòng trừ nấm, khuẩn gây hại cho cây trồng có trong đất 

- Phân giải các chất hữu cơ khó tan thành dưỡng chất cho cây trồng. 

- An toàn cho con người và được khuyên dùng trong canh tác hữu cơ 

  • Nhược điểm 

Vôi 

Trichoderma 

- Bón quá nhiều vôi sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh 

- Làm mất đạm trong đất, khiến cây bị thiếu dinh dưỡng 

- Bón nhiều vôi còn làm đất có tính bazo, khiến rau màu kém phát triển 

- Giá thành trung bình, cao 

- Đa dạng sản phẩm, nguồn gốc khiến bà con không biết nấm Trichoderma loại nào tốt 

Hướng dẫn cách xử lý đất bằng BS07 - Trichoderma đạt hiệu quả cao 

Giải pháp phòng trừ nấm khuẩn bằng Trichoderma
Quản lý nấm khuẩn trong đất bằng Trichoderma

Để quá trình xử lý đất đạt được hiệu quả cao, cây phát triển tốt, bà con có thể tham khảo cách hướng dẫn sử dụng nấm Trichoderma dưới đây: 

Thời điểm sử dụng BS07 - Trichoderma 

  • Giai đoạn trộn giá thể làm bầu ươm cây 
  • Trong quá trình xử lý đất 
  • Tưới phòng định kỳ ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây 

Liều lượng sử dụng BS07 - Trichoderma 

  • Xử lý đất: Trộn 1kg BS07 - Trichoderma với 1 – 2 khối đất để phòng trừ nấm, khuẩn gây hại ở giai đoạn ươm cây hoặc xử lý đất. 
  • Tưới phòng cho cây: Pha 1kg BS07 - Trichoderma với 200 – 400 lít nước và tưới trực tiếp vào gốc cây. 
  • Tưới cho cây bệnh: Pha 1kg BS07 - Trichoderma với 200 lít nước và tưới trực tiếp vào gốc cây, tưới định kỳ từ 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 – 5 ngày. 

Tuy nhiên, do được sử dụng phổ biến và đa dạng nên bà con sẽ rất phân vân không biết nên mua nấm Trichoderma ở đâu? Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi mua các sản phẩm vi sinh có thành phần nấm đối kháng: 

  • Chọn cửa hàng, nơi sản xuất hoặc thương hiệu uy tín, chất lượng 
  • Sản phẩm nên có giấy phép lưu hành, hợp quy, hợp chuẩn rõ ràng 
  • Lưu ý mật độ bào tử nấm Trichoderma có trong sản phẩm 
  • Lựa chọn sản phẩm dạng bột hoặc nước tùy theo mục đích sử dụng. 

Chào các bạn, mình tên Ngân Triều, một kỹ sư Nông học trường Đại học Cần Thơ. Với tình yêu dành cho thiên nhiên và niềm đam mê nông nghiệp, mình mong muốn có thể chia sẻ tình yêu và kiến thức về cây trồng của mình đến với mọi người. Hy vọng những kiến thức của mình sẽ hữu ích và giúp mọi người có được một vườn cây khỏe mạnh, năng suất cao.

Xem thêm