Đậu bắp là một loại rau ngắn ngày, cho thu hoạch chỉ sau 40-45 ngày trồng và kết thúc thu hoạch sau khoảng 60- 90 ngày. Việc trồng đậu bắp đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển tốt, ra quả nhiều và sớm thu hoạch. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng đậu bắp sai quả, mau thu hoạch.
1. Thời Vụ Trồng Đậu Bắp
Đậu bắp là loại cây trồng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, nhưng để đạt được năng suất và chất lượng quả tốt nhất, việc lựa chọn thời vụ trồng thích hợp là rất quan trọng.
Thời vụ trồng đậu bắp Miền Bắc:
Trồng đậu bắp ở Miền Bắc vào 2 vụ chính:
- Vụ đông xuân (gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3)
- Hè thu (gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8)
Miền Nam:
Miền Nam có thể trồng quanh năm, vụ chính trồng đậu bắp ở đây là vụ Đông Xuân và Hè Thu (thời gian gieo trồng đậu bắp từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch năm sau).
Miền Trung:
Miền Trung cũng trồng được đậu bắp quanh năm, vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch năm sau.
2. Chọn giống trồng đậu bắp
Giống đậu bắp Nhật, đậu bắp xanh Ấn Độ, Thái Lan là Các loại giống đã được lựa chọn có phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, cho năng suất cao; cho thu hoạch lứa đầu tiên sau 40 - 45 ngày kể từ khi gieo hạt. Thời gian thu hoạch có thể kéo từ 60 - 90 ngày.
3. Khoảng Cách Trồng Đậu Bắp
Đảm bảo khoảng cách trồng đậu bắp để hạn chế lây lan sâu bệnh, cây bị cạnh tranh lẫn nhau về chất dinh dưỡng, ánh sáng, không gian sinh trưởng.
Mùa mưa: Khoảng cách trồng đậu bắp thưa hơn so với mùa nắng để vườn cây thoát nước tốt, thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại. Khoảng cách trồng đậu bắp vào mùa mưa cây cách cây là : 40 - 50cm, hàng cách hàng 70 - 80cm. Mật độ trồng từ 50.000 cây/1ha. Số lượng hạt giống cần khoảng 3kg/ha.
Mùa khô: Trồng với mật độ cao hơn để tiết kiệm nước tưới. Khoảng cách trồng đậu bắp vào mùa khô là cây cách cây 30 - 40cm, hàng cách hàng 70-80cm, mỗi hốc trồng 2 cây. Mật độ trồng khoảng 70.000 cây/1ha. Số lượng hạt giống cần khoảng 4kg/ha.
4. Cách trồng đậu bắp
Cách trồng đậu bắp bằng hạt
Bước 1: Ngâm ủ hạt giống
- Ngâm hạt giống khoảng 2-3 tiếng trong nước ấm 40 - 50 độ C (tỉ lệ nước: 2 sôi 3 lạnh). Việc ngâm hạt giống giúp hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao hơn, có khả năng loại bỏ một số vi khuẩn và nấm bệnh.
- Ủ hạt vào khăn ẩm ngay sau khi đã ngâm hạt xong. Thường xuyên tưới ẩm cho hạt giống, sau 24-30 giờ hạt giống nứt nanh thì đem gieo.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH đất thích hợp từ 5,5- 6,8, khu vực đất trồng chủ động được nguồn nước tưới.
- Làm đất bằng cách xới tơi, làm cỏ, thu dọn rác tàn dư thực vật của mùa vụ trước. Rải vôi bột nông nghiệp khoảng 50kg/1000m2. Sau đó phơi ải từ 7-10 ngày.
- Lên luống đơn rộng 60-80cm, luống đôi rộng 1,2-1,3m cao 25-30cm, khoảng cách giữa 2 luống rộng 50cm. Bón lót thêm phân chuồng hoại mục, rồi tiến hành phủ bạt.
Lưu ý: Tiến hành bón gốc trước khi phủ bạt.
Bước 3: Gieo hạt
- Đào hốc đất với khoảng cách tùy thuộc vào mùa khô hay mùa mưa, mỗi hốc đất gieo 2-3 hạt rồi lấp lên trên một lớp đất mỏng khoảng. Sau đó dùng vòi phun nhẹ để cho đất đủ ẩm. Khi các cây con đã lên thì tỉa chỉ giữ lại 1-2 cây khỏe nhất.
Cách trồng đậu bắp bằng cây con
Hạt giống được ươm thành cây con trong khay trước để cây con có tỷ lệ sống cao hơn, dễ quản lý và chăm sóc, phòng tránh cây khỏi sâu và côn trùng gây hại.
Thực hiện ươm hạt giống đã nứt nanh trong khay đất, tưới ẩm nhẹ mỗi ngày để sau khoảng 2-3 ngày thì hạt nảy mầm. Khoảng 7-10 ngày sau cây con sẽ đạt được 1-2 lá thật, chiều cao khoảng 5-10cm thì đem ra trồng.
5. Chăm sóc cây đậu bắp
Có thể sử dụng màng phủ hoặc tủ rơm để giảm sự ảnh hưởng của thời tiết và hạn chế cỏ dại. Nếu không sử dụng màng phủ thì cần tiến hành làm cỏ và vun gốc để giúp cây thẳng đứng chống đổ ngã khi cây có 2-3 thật.
Quản lý cây trồng
Tỉa bỏ những cây yếu, cây bị bệnh và ngắt bỏ bớt lá chân để tạo độ thông thoáng cho cây. Việc này giúp cây đậu bắp phát triển tốt hơn và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Nên tỉa cây vào lúc trời nắng ráo để tránh làm tổn thương cây và giúp vết cắt nhanh khô.
Khi cây ra hoa tiến hành tỉa 2 hoa đầu tiên nhằm giúp cây sinh trưởng và thu hoạch có sản lượng đồng đều.
Chế độ tưới nước:
Tưới nước mỗi ngày 1-2 lần, tùy thuộc vào độ ẩm của đất và điều kiện thời tiết. Đảm bảo độ ẩm của đất đạt khoảng 80%.
Tưới nước ngay sau khi trồng và ngay sau khi bón phân để đảm bảo cây không bị thiếu nước, đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa và kết trái. Thiếu nước trong giai đoạn này có thể làm giảm năng suất và chất lượng của đậu bắp.
Bón phân: Lượng phân bón tính cho 1000m2 đất
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp tùy theo thời kỳ sinh trưởng khác nhau.
Bón lót:
Phân hữu cơ hoai mục 200- 500kg hoặc 100kg phân hữu cơ vi sinh, lân 15-20kg, đạm 5kg, kali 5kg.
Bón thúc:
Bón phân thúc định kỳ khoảng 2-3 tuần/lần để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây đậu bắp. Sử dụng phân NPK hoặc phân đơn Trong 1 vụ cây đậu bắp có thể bón 4-5 lần:
+ Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày bón 5-10 kg NPK 20-20-15 bón xung quanh gốc, cách gốc 10cm.
+ Lần 2: 25 ngày sau trồng, phân NPK 20-20-15, 10-12kg
+ Lần 3: 40 ngày sau trồng, phân bón NPK 20-20-15, 10-12kg
+ Lần 4: 60 ngày sau trồng, phân bón NPK 20-20-15, 10-12kg
Sau 60 ngày còn tận thu thì tiếp tục bón thúc lần 5 nhưng lần này lượng phân sẽ ít hơn khoảng 5-10kg.
Phòng Trừ Sâu Bệnh
Phòng trừ sâu hại:
Sâu xanh da láng: Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu lớn tuổi ăn thủng lỗ trên lá, làm giảm diện tích quang hợp của cây.
Bọ trĩ: Hút nhựa cây, gây biến dạng lá và hoa.
Sâu khoang: Gặm nhấm thân, lá và quả non.
Rầy mềm: Hút nhựa cây, gây suy yếu cây.
Rầy phấn trắng: Gây hại bằng cách hút nhựa cây, làm cây suy yếu và dễ bị nhiễm bệnh.
Rầy xanh: Hút nhựa cây, gây suy yếu cây.
Các loại côn trùng chích hút là tác nhân gây nên bệnh vàng gân lá cần phải kiểm soát hiệu quả cho cây.
Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Sử dụng các biện pháp sinh học như thiên địch (Ong ký sinh, bọ rùa, kiến vàng,...) để kiểm soát côn trùng Hoặc sản phẩm trừ sâu sinh học có chứa thành phần là vi khuẩn Bacillus thuringiensis (vi khuẩn BT) có tác dụng làm tê liệt và phá hủy hệ tiêu hóa của các loại sâu và làm chúng chết sau 2-3 ngày. Sản phẩm BS24 - Deep , BS25- Insect của Bác Sĩ Cây Xanh có thành phần là Metarhizium spp., Beauveria spp. (nấm xanh, nấm trắng), tinh dầu có tác dụng xua đuổi không cho công tùng sinh sản, ký sinh, lây nhiễm tiêu diệt sâu và côn trùng, diệt trứng và ấu trùng non làm giảm mật số sâu hại.
Phòng trừ bệnh hại:
- Bệnh lở cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối gốc gây hại nặng ở giai đoạn cây con: Do nấm Sclerotium rolfsii gây hại.
* Biện pháp phòng trừ: Sử dụng chế phẩm xử lý đất BS09 trước khi trồng: Tăng cường hệ miễn dịch cho cây trồng giúp ngăn ngừa các bệnh héo xanh, chạy dây, chết cây con, chết thắt, thối rễ, lở cổ rễ và một số nấm bệnh gây hại khác.
- Bệnh vàng lá gân (khảm lá) do virus gây ra, môi giới truyền bệnh là rầy phấn trắng. Bệnh xảy ra trong suốt giai đoạn cây trồng, vùng đất cũ đã nhiễm bệnh. Phòng trị bằng các sản phẩm BS05 - Movir, Bs14 Amino của Bác Sĩ Cây Xanh, ngoài ra cần kiểm soát côn trùng bằng thuốc trừ sâu sinh học BS25- Insect hoặc thuốc có hoạt chất Abamectin, Emamectin benzoate,...
- Bệnh đốm nâu (cháy lá) do nấm Macrosporium sp. gây ra, bệnh phát triển trong điều kiện nắng nóng, độ ẩm thấp.
- Bệnh thán thư do nấm Glomerella gosypii gây hại trên lá và trái.
Đối với bệnh đốm nâu và thán thư phòng trị bằng thuốc sinh học BS02 Tika hoặc dùng thuốc hóa học có trong danh mục cho phép và bón phân cân đối để hạn chế nấm bệnh.
6. Thu hoạch và bảo quản
Đậu bắp khi thu hoạch cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Trái non: Đậu bắp nên được thu hoạch khi trái còn non và tươi, có màu xanh đặc trưng.
Kích thước và hình dáng: Trái thẳng, có 5 cạnh, dài từ 6-10cm và đường kính khoảng 2 cm.
Chất lượng trái: Trái không có vết bệnh, không bị côn trùng gây hại và không chứa hóa chất độc hại trên bề mặt.
Hái đậu bắp bằng tay vì trái non rất giòn, không cần sử dụng dao hay các dụng cụ sắc bén để hái. Điều này giúp tránh làm tổn thương trái và cây. Đậu bắp cần được thu hoạch 2 lần 1 tuần để đảm bảo trái đạt chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hoạch đợt 1 và đợt 2, tiến hành tỉa bớt lá gốc tùy vào khả năng phát triển của cây.
Xếp nhẹ nhàng vào giỏ hoặc bao: Sau khi thu hoạch, trái đậu bắp cần được xếp nhẹ nhàng vào giỏ hoặc bao để tránh xay xát và tổn thương.
Bảo quản ở nơi thoáng mát: Đặt giỏ hoặc bao đựng đậu bắp ở nơi thoáng mát, tránh những nơi có nhiều nắng và gió nhằm hạn chế sự mất nước của trái.
Dùng lá cây hoặc giấy báo che: Sử dụng lá cây hoặc giấy báo để che bề mặt giỏ hoặc bao, giúp giữ ẩm và bảo vệ trái khỏi ánh nắng trực tiếp.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật, cách trồng đậu bắp sai quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu có thắc mắc về kỹ thuật, sâu bệnh trong thời kỳ trồng đậu bắp, hãy liên hệ với Bác sĩ cây xanh để được tư vấn hỗ trợ miễn phí. Chúc bà con nông dân một vụ mùa bội thu.
Xem thêm: