Cách cứu chữa cây hoa hồng bị khô cành hiệu quả

User

Tươi Phan

2

Cách cứu chữa cây hoa hồng bị khô cành hiệu quả

Kích thước chữ

Trong điều kiện thời tiết ẩm ương ẩm ướt thiếu nắng thì thân, cành cây hoa hồng thường xuất hiện những đốm khô, đen thân lan dần ra cả cành, cả cây. Đó chính là những dấu hiệu cây hoa hồng bị khô cành. Cùng BSCX tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cây hoa hồng bị khô cành và cách cứu chữa cây hoa hồng bị khô cành một cách an toàn, hiệu quả nhé!

Cách cứu chữa cây hoa hồng bị khô cành hiệu quả

Nguyên nhân cây hoa hồng bị khô cành

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khô cành trên hoa hồng nhưng nguyên nhân chính và khó trị nhất xuất phát từ nấm khuẩn gây hại cây hoa hồng.

Nguyên nhân hoa hồng khô cành

Trong điều kiện độ ẩm cao sau những trận mưa kéo dài kết hợp với nắng nóng thất thường khiến cho bộ rễ của cây bị tổn thương, khả năng tự đề kháng của cây bị tác động. Lúc này các bào tử nấm, vi khuẩn tồn tại trong đất sẽ bắt đầu nảy nở sinh sôi, chúng sẽ tấn công cây hoa hồng qua các vết thương hở do cắt tỉa, chiết ghép không đúng kỹ thuật, do côn trùng chích hút, hay do gió khiến các cành cây ma sát tạo ra vết xước.

Biểu hiện của bệnh khô cành trên hoa hồng

Trong quá trình trồng hoa hồng thì mọi người nên để ý quan sát cây để nhận biết những dấu hiệu nấm bệnh sớm nhất nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

Biểu hiện cây hoa hồng bị khô cànhHoa hồng bị khô cành thường có các dấu hiệu như sau:

  • Vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ vàng nâu xuất hiện trên thân. Trong khi đó, các lá trên cành bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu héo rũ, 
  • Vết bệnh phát triển trong thân cây tạo thành những mảng dài. Sau đó, bệnh chuyển biến nặng hơn khi nấm lan ra bên ngoài vỏ cây hoa hồng. Thân cây chuyển từ màu xanh sang màu đen, các lá trên cành sẽ bị héo khô và chết, nếu không xử lý kịp thời thì nấm bệnh sẽ lan ra cả cây và gây chết cây
  • Nấm bệnh có thể tấn công cả thân và cành, nhưng thường gây hại nặng nhất ở các cành non của cây.

Tác hại của bệnh khô cành trên hoa hồng

Cây hoa hồng bị bệnh khô cành

  • Nấm bệnh tấn công vào mạch gây cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng của cây làm cho cành bị thiếu dưỡng chất và chết cành.
  • Nếu nấm bệnh tấn công thân khi cây còn non có thể khiến cây bị yếu, còi cọc và chết dần chết mòn.
  • Những cây hoa hồng ngoại ở Việt Nam thường là cây ghép trên gốc hồng tầm xuân, khi nấm bệnh tấn công vào các mắt ghép này thì cành hồng ngoại sẽ mẫn cảm và dễ lan nhanh nấm bệnh gây chết cây nhanh hơn.
  • Vào thời tiết mưa nhiều và gió to giúp nấm bệnh lây lan nhanh chóng, nếu không xử lý kịp, các nấm bệnh đó có thể tấn công cả những cây hoa hồng khỏe mạnh xung quanh.

Hướng dẫn biện pháp phòng trừ cây hoa hồng bị khô cành

Hướng dẫn trị bệnh khô cành hoa hồng

Hướng dẫn phòng bệnh khô cành

  • Vệ sinh vườn hoa thường xuyên và cắt tỉa đúng cách. Vệ sinh dụng cụ cắt tỉa bằng cồn hoặc nước sôi để diệt trừ nấm khuẩn, 
  • Trồng hồng trên giá thể tơi xốp và thoát nước tốt, chậu cây cũng nên dùng loại có khả năng thoát nước tốt tránh tình trạng úng rễ vào mùa mưa.
  • Tưới nước hợp lý, không tưới quá nhiều nước cho cây.
  • Đặt chậu cây ở nơi đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất giúp cây khỏe mạnh và tiêu diệt bớt nấm khuẩn gây hại.
  • Bổ sung phân bón hợp lý cho cây, tránh việc dư thừa phân bón gây tổn thương rễ.

Hướng dẫn cách cứu chữa cây hoa hồng bị khô cành

Thuốc trị bệnh khô cành trên hoa hồng

>> Mua ngay: Thuốc phòng bệnh khô cành hoa hồng

Cắt tỉa cành hoa hồng bị bệnh

  • Đầu tiên cần cách ly chậu cây hoa hồng bị nhiễm bệnh ra cách xa các cây khác để tránh tình trạng mầm bệnh lây lan
  • Tiến hành cắt bỏ các cành có dấu hiệu bệnh, trước khi cắt tỉa cần khử khuẩn dụng cụ cắt, thu gom các cành lá sau khi cắt tỉa mang ra xa để tiêu hủy.

Sử dụng chế phẩm trừ nấm bệnh hoa hồng BS01 của BSCX

  • Sau khi cắt tỉa các cành lá nhiễm bệnh thì ta tiến hành phun thuốc diệt nấm cho cây. Chế phẩm BS01 gồm các vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kháng sinh học hoạt tính mạnh với khả năng diệt trừ nấm bệnh hiệu quả cao mà lại an toàn cho người sử dụng và thú cưng trong nhà.
  • Sản phẩm phù hợp cho người trồng hoa hồng tại nhà, ban công  hay sân thượng, trồng hoa hồng để làm trà, làm nước hoa hồng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Cây bị bệnh: Pha ử dụng 5ml/5 lít nước  hoặc 20ml cho 20 lít nước. Phun ướt đẫm lên thân, cành, lá và vùng dưới gốc. Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
  • Phòng bệnh: 5ml/10 lít nước. Phun định kỳ 3-4 lần/ tháng.

Sử dụng phân bón lá hữu cơ cao cấp cho hoa hồng BS14 - Amino của BSCX

Cây hoa hồng bị nhiễm bệnh là cây có sức đề kháng yếu, không khỏe mạnh. Vì vậy giai đoạn này chúng ta nên bổ sung những loại phân bón dinh dưỡng dễ hấp thu giúp khắc phục những hậu quả của nấm bệnh gây ra và phục hồi lại cây hoa hồng.

phân bón lá hữu cơ cao cấp
Phân bón lá hữu cơ BS14 - Amino

Hướng dẫn sử dụng:

  • Phun lá: Pha 10ml/10 lít nước. Phun ướt đẫm lên thân, cành, lá cây. Nên phun định kỳ từ 10 – 15 ngày/lần.
  • Tưới gốc: Pha 20ml/25 lít nước. Tiến hành tưới gốc theo tán cây. Nên phun định kỳ từ 1-2 lần/tháng.

Sản phẩm BS14 gồm các amino acid được thủy phân từ cá, bên cạnh đó sản phẩm còn bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có lợi, dịch men được chiết xuất từ chúng và các khoáng trung vi lượng cần thiết giúp phục hồi cây còi cọc, cây bị bệnh, kích rễ, kích mầm, mập cành, to và dày lá, xanh lá hiệu quả. Cải thiện sức đề kháng của cây trước sự tấn công của sâu bệnh hại.

 

User

Tươi Phan

Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiệp của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Là một nông dân thành thị chính hiệu đam mê trồng rau hoa tại nhà. Mình hiểu những khó khăn và trở ngại của việc trồng trọt tại thành thị. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình tới những người yêu cây, yêu hoa, đam mê nông nghiệp khác. Hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc khu vườn của mình một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm