Thân cây đào bị nấm phấn trắng là một bệnh thường gặp gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và giá trị kinh tế đặc biệt vào dịp gần tết. Hãy cùng Bacsicayxanh.vn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị bệnh nấm phấn trắng hiệu quả, nhanh chóng.

Kiểm tra tình trạng thân cây đào bị nấm phấn trắng

Bệnh nấm phấn trắng có thể dễ dàng phát hiện qua các dấu hiệu trên lá, thân cây nếu bị nặng có thể lên đến hoa và các ngọn của cây đào.

  • Dấu hiệu ban đầu của loại bệnh này chỉ là những đốm trắng nhỏ dạng bụi phấn xuất hiện trên tán, gân, phiến lá non. Lá già có thể bị nhưng các vùng phát triển không đồng đều còn các lá non bị bao phủ hoàn toàn.
  • Sau đó các vết nấm, đốm trắng xuất hiện nhiều, chi chít trên thân, cành, lá của cây đào
  • Các cây trồng mắc bệnh lá bị biến dạng và rụng sớm, cành non bị héo cây sẽ dần trở nên suy yếu do nấm tấn công vào chồi, lá và quả non.

Nguyên nhân dẫn đến cây đào bị nấm phấn trắng

Bệnh phấn trắng hay còn gọi là nấm phấn trắng do nấm Podosphaera thuộc bộ Erysiphales gây ra.Nấm trú đông trên cành, chồi và trong các nụ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra nấm còn lây lan theo gió, nước mưa và con người.

Bệnh phấn trắng gây hại cây trồng trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Môi trường hanh khô cũng tạo điều kiện thuận lợi để nấm trắng phân tán bào tử gây bệnh. Mật độ cây trồng cao, khả năng thoát nước kém, thời tiết có nhiều sương mù, độ ẩm cao ít nắng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây đào bị bệnh nấm phấn trắng.

Bón phân bón hữu cơ chưa hoại mục kỹ trong điều kiện thời tiết nóng ấm là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

thân cây đào bị nấm phấn trắng

Điều kiện phát sinh bệnh phấn trắng

Dưới đây là một số điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh phấn trắng:

  • Độ ẩm: Bệnh phấn trắng thường phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sự chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, đặc biệt khi có sương hay mưa nhẹ kéo dài.
  • Nhiệt độ: Bệnh phấn trắng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15-25 độ C. Trong điều kiện nhiệt độ này, nấm bào tử có thể nảy mầm và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên bào tử nấm vẫn có thể nảy mầm được trong khoảng 19- 28 độ C.
  • Ánh sáng: Bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở những nơi thiếu ánh sáng, có bóng mát. Thiếu ánh sáng làm giảm sức đề kháng của cây trồng, dễ bị nấm xâm nhập và phát triển.
  • Mật độ trồng: Mật độ trồng quá dày sẽ tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng lây lan nhanh chóng giữa các cây trồng. Ngoài ra, việc này cũng làm giảm lưu thông không khí và làm tăng độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
  • Chăm sóc cây trồng: Việc không chăm sóc cây trồng đúng cách như không cắt tỉa cành, lá tạo độ thoáng khí cho cây, những cành lá bị nấm bệnh không được thu gom đem tiêu hủy hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh phấn trắng.

Cách phòng ngừa bệnh phấn trắng

  • Chọn giống cây trồng kháng bệnh: Ưu tiên chọn những giống cây trồng có khả năng kháng bệnh phấn trắng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Tuân thủ vệ sinh vườn trồng: Đảm bảo vệ sinh vườn trồng bằng cách thu gom tiêu hủy các phần cây bị bệnh, loại bỏ các mầm bệnh và ngăn chặn sự lây lan của nấm gây bệnh.
  •  Mật độ trồng hợp lý: Tránh trồng cây với mật độ quá dày nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, í giữa các cây trồng có độ thoáng khí.
  • Bón phân cân đối hợp lý: Bón phân đầy đủ và hợp lý, không nên bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để nâng cao sức đề kháng của cây trồng.
  • Tưới nước đúng cách: Tưới nước đủ cho cây trồng nhưng tránh ướt lá kéo dài, trong vườn cần có hệ thống thoát nước tốt để tránh ứ đọng gây ngập úng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Sử dụng thuốc trừ bệnh phòng ngừa: Phun thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất sulfur, đồng, myclobutanil, difenoconazole, tebuconazole,... theo định kỳ và đúng liều lượng.
  • Sử dụng phương pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật có ích như Trichoderma, Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens để phòng và ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh phấn trắng.
  • Theo dõi thời tiết và dự báo bệnh: Theo dõi thời tiết và dự báo bệnh để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng trừ khi có nguy cơ bệnh bùng phát.

Phòng trị bệnh thân đào bị nấm trắng

4 Cách trị bệnh phấn trắng hiệu quả

Khi phát hiện cây bị bệnh, cần thực hiện việc tỉa các lá, cành bị nhiễm bệnh nặng để hạn chế nguồn nấm lây lan qua các cây khác. Tăng cường đề kháng cho cây đào bằng cách bổ sung các vi sinh vật có lợi, phân hữu cơ.

Để điều trị bệnh phấn trắng, nông dân cần áp dụng cả các biện pháp hóa học và sinh học. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh phấn trắng:

4.1 Sử dụng thuốc trừ bệnh hóa học:

Sử dụng thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất sulfur, đồng, myclobutanil, difenoconazole, tebuconazole,... để ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh phấn trắng.

Phun thuốc trừ bệnh định kỳ và đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

4.2 Sử dụng phương pháp sinh học:

Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật có ích như Trichoderma, Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens để phòng và ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh phấn trắng.

Kiểm soát và tiêu diệt bệnh phấn trắng bằng sản phẩm BS02- Tika phòng trị sương mai đốm lá của Bác Sĩ Cây Xanh. Sản phẩm có chứa nấm Chaetomium được thu ở dạng bào tử có khả năng xâm nhập, tấn công và phá hủy vách tế bào của nấm bệnh phấn trắng. Ngoài ra trong sản phẩm BS02- Tika còn chứa nhiều chủng nấm và vi khuẩn đối kháng với các tác nhân gây bệnh như thán thư, đốm lá, thối nhũn,... góp phần phòng, trị các loại bệnh này gây hại trên cây trồng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Sản phẩm BS02- Tika mang lại hiệu quả cao cho phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh mà không gây tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản và môi trường.

Hướng dẫn sử dụng Bs02- Tika:

Trị bệnh: Sử dụng 250g Bs02- Tika pha với 200 lít nước. Phun đều và ướt đẫm thân, cành, lá và vùng gốc cây, phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Phòng bệnh: Sử dụng 250g Bs02- Tika pha với 400 lít nước. Phun đều và ướt đẫm thân, cành, lá và vùng gốc cây, phun định kỳ mỗi lần cách 15-20 ngày.

4.3 Quét vôi

Phương pháp quét vôi chỉ nên áp dụng quét gốc, thân, cành không nên quét lên lá vì với nồng độ cao dễ gây cháy lá. Quét nước vôi để tạo lớp màng bảo vệ, môi trường kiềm do vôi tạo ra không thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh, ngăn chặn sự phát triển của các bào tử nấm và rong rêu. Ngoài ra  lớp vôi bám trên thân cây, lấp đầy các vết nứt của thân cây tránh sự xâm nhập của các côn trùng gây hại.

Quét vôi trị thân cây đào bị nấm trắng

Cách thực hiện:

Hòa tan vôi bột vào nước theo nhiều tỉ lệ khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của cây có thể pha theo tỉ lệ 1:1, 1:2, 1:5 với những cây bị sâu bệnh hay có rong rêu thì nên pha tỉ lệ 1: 1 . Khuấy đều và để lắng, có thể lọc qua ray nếu phun còn khi dùng quét gốc thì không cần thiết phải lọc qua ray.. Nên quét nước vôi vào những ngày nắng ráo để vôi khô nhanh và bám chặt vào thân cây. Tiến hành quét vôi cho cây trong giai đoạn cây ra hoa hoặc đang nuôi trái thì chú ý không để vôi dây vào hoa và trái làm cho hoa và trái bị cháy.

4.4 Kết hợp với nước rửa chén với các thuốc đặc trị

Nước rửa chén có vai trò như là một chất loang trải thuốc và giúp thuốc bám dính vào bề mặt vết bệnh tốt hơn. Khi phun thuốc đặc trị kết hợp với nước rửa chén không nên phun khi trời nắng nóng và nên pha nồng độ muốn phun phun thử một nhánh cây trước tránh phun đồng loạt có thể gây cháy cây do nước rửa chén.  

Cách thực hiện:

Pha 10ml nước rửa chén với 1 lít nước sạch và kết hợp với các loại thuốc đặc trị pha theo hướng dẫn nhà sản xuất. . Phun trực tiếp: Dùng bình xịt phun dung dịch lên toàn bộ cây bao gồm cả thân, cành, hạn chế xịt vào lá. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp làm cháy lá.

Thực hiện đều đặn: Thực hiện phun thuốc 2-3 lần/tuần, liên tục trong 2-3 tuần để đảm bảo tiêu diệt hết nấm bệnh.

Kết hợp các biện pháp trên sẽ giúp nông dân điều trị bệnh phấn trắng hiệu quả, bảo vệ cây trồng và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Xử lý bệnh bằng các loại thuốc hóa học  gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, môi trường vì vậy bà con nông dân nên xử lý bệnh bằng các loại thuốc sinh học.

Trị bệnh thân cây đào bị nấm trắng

Thân cây đào bị nấm phấn trắng là bệnh thường gặp, gây mất thẩm mỹ làm giảm hiệu quả kinh tế đặc biệt vào dịp tết. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa đào. Trên đây là các phương pháp phòng tránh và trị bệnh. Nếu bà con còn các vấn đề chưa được giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline.

Xem thêm: Cách trồng đào trong chậu chơi tết