Bạn đã biết những cách tận dụng thùng xốp trồng rau này chưa?

Bạn đã biết những cách tận dụng thùng xốp trồng rau này chưa?

Kích thước chữ

Trồng rau thuần hữu cơ tại nhà đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là những người sống ở thành phố. Để tự tạo cho mình một không gian xanh tại nhà, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng những chiếc thùng xốp vừa tiết kiệm lại vừa tiện lợi. Cùng BSCX tìm hiểu tất tần tật về thùng xốp trồng rau ở bài viết này nhé!

Tự chế tạo thùng xốp trồng rau tại nhà

Đục lỗ dưới đáy thùng xốp

  • Dùng vật nhọn để đục lỗ ở đáy thùng với đường kính khoảng 5cm. Nếu quá to sẽ dễ lọt đất trồng ra ngoài. Hoặc bạn có thể dùng bút lông vẽ định hướng và cắt gọn bằng dao để hạn chế mút thừa bay ra. 
  • Bạn có thể kết hợp lót thêm 1 lớp lưới dưới đáy thùng để hạn chế trôi đất trong quá trình trồng cây.
  • Với mỗi thùng xốp, bạn có thể tạo từ 6-8 lỗ thoát nước ở đáy thùng tùy vào dung tích.
Đục lỗ thùng xốp trồng rau
Đục lỗ thùng xốp

Thiết kế kết hợp với chai nhựa

Bước 1: Khoét lỗ vỏ chai: 

Dùng vật nhọn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh vỏ chai. Không nên tạo lỗ to sẽ làm đất trồng dễ lọt vào chai. Hoặc bạn có thể dùng thanh sắt hoặc dùi nhọn, hơ nóng qua lửa rồi đục.

Bước 2: Khoét lỗ thùng xốp: 

Dùng dao, khoét lỗ cách đáy khoảng 4-5 cm sao cho vừa miệng chai. Bạn có thể khoét 3 – 5 lỗ xung quanh đáy thùng. Có thể cách đáy nhiều hơn 5cm tùy thuộc vào loại rau bạn trồng. Lưu ý không nên đục lỗ đáy thùng xốp.

Bước 3: Đặt một vài chai nước đã đục lỗ vào đáy thùng

Các chai có nắp đậy kín. Cho một vài vỏ chai xuyên qua lỗ đã đục trên thành, và mở nắp với những chai này. Nếu thành thùng xốp dày, bạn nên chọn chai nhựa có cổ dài để đưa cổ chai ra ngoài dễ dàng.

Bước 4: Cho đất đã trộn vào thùng và bắt đầu gieo trồng.

Thiết kế thùng xốp kết hợp vỏ chai nhựa
Thiết kế thùng xốp

Kinh nghiệm trồng rau 

  • Lựa chọn thùng xốp: Thùng xốp nên còn nguyên vẹn, thùng có thành dày càng tốt, nhưng thùng mỏng ta có thể quấn băng keo xung quanh để gia cố thêm.
  • Về đất trồng: Đây là yếu tố quan trọng, vì trồng trong thùng xốp nên đất cần phải được trộn thêm một số thành phần khác để đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.

Ngoài các loại đất bán sẵn, bạn có thể tự trộn đất trồng theo tỉ lệ là 50% đất trồng + 30% chất tạo xốp + 20% phần phân bón để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Bổ sung thêm chế phẩm trichoderma để tăng cường hệ vi sinh vật và bảo vệ rễ khỏi nấm khuẩn gây hại.

>> Xem thêm: BS07 - Trichoderma

Bạn có thể lót ở phía dưới một ít chất xốp như xơ dừa để thoát nước tốt và giữ lại dinh dưỡng cho cây. Sau đó, bạn đổ đất vào thùng xốp đã được đục lỗ sẵn từ ⅔- ¾ chiều cao thùng xốp. Dùng xẻng con xới nhẹ để đất bề mặt tơi ra và dàn đều sẵn sàng gieo hạt.

Xử lý đất trồng rau
Xử lý đất trồng rau trong thùng xốp
  • Vị trí đặt thùng xốp: vì hạn chế việc lưu trữ nước xảy ra trong thùng, bạn nên đặt thùng ở vị trí cao. Có thể là kê thùng trên những viên gạch, đặt thùng xốp sao cho phía dưới các lỗ đục sẵn là khoảng trống.

Nên trồng rau gì trong thùng xốp?

Xà lách 

Đây là loại rau dễ trồng, chế biến đa dạng, có thể thu hoạch sau 35-45 ngày. Một lưu ý là bạn nên tưới nước vừa phải và đảm bảo sự thông thoáng, thoát nước tốt của thùng xốp.

Xà lách
Rau xà lách

Mồng tơi

Loại rau dân dã xuất hiện từ lâu trong mâm cơm người Việt. Mồng tơi có vòng đời tăng trưởng hơn 1 tháng nhưng có năng suất cao. Loại rau này chỉ cần khoảng 15cm đất. Lưu ý cần ngâm hạt 2-3 giờ trước khi gieo.

Mồng tơi
Rau mồng tơi

Rau muống

Loại thực vật giàu sắt lại dễ sinh trưởng này là sự lựa chọn thích hợp cho những gia đình có con nhỏ. Không cần tốn công chăm sóc nhiều, thu hoạch sau 4-6 tuần kể từ khi gieo hạt. 

rau muống
Rau muống

Cải ngọt

Một loại rau thân thuộc không kém khác là cải ngọt, với thời gian sinh trưởng khoảng 1 tháng. Bạn nên để ý khoảng cách khi gieo hạt, gieo thành hàng và cách nhau từ 8-10cm

cải ngọt
Rau cải ngọt

Cải cúc

Cải cúc cung cấp nhiều chất xơ, protein và khoáng chất cho cơ thể. Thời gian thu hoạch từ 25-30 ngày sau gieo hạt.

cải cúc
Rau tần ô (cải cúc)

Qua bài viết trên, mong các bạn có thể tận dụng được những chiếc thùng xốp, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa tự tạo ra một không gian xanh, cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình mình. 

>> Xem thêm Cách trồng rau diếp cá

User

Nguyệt Ánh Nguyễn

Chào các bạn, mình là Nguyệt Ánh, một cử nhân ngành Công Nghệ Sinh Học của trường Đại học Cần Thơ. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gắn liền với nông nghiệp, mình thấu hiểu những khó khăn, trăn trở của người nông dân. Với mong muốn mang khoa học và công nghệ hiện đại ứng dụng vào trong canh tác, mình hy vọng những chia sẻ về hiểu biết và kiến thức của mình sẽ giúp ích cho bà con nông dân, góp phần xây dựng nên một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Xem thêm