Bệnh tảo đỏ trên cây cà phê hay còn gọi là bệnh đốm rong  là một trong những bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Để hiểu rõ hơn về bệnh tảo đỏ, hãy cùng Bacsicayxanh.vn tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh, thiệt hại do bệnh gây ra và các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

1. Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Cà Phê

Bệnh tảo đỏ thường xuất hiện trên lá, thân và cành cây cà phê. Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng gây hại bao gồm:

  • Trên lá: Các vết bệnh tròn hoặc hơi tròn có kích thước từ 3-5mm được phủ một lớp nhung mịn màu xanh rêu hoặc xanh vàng. Các vết bệnh này làm cho lá bị nổi gồ lên so với bề mặt lá và sau đó chuyển sang màu vàng nâu khi bệnh phát triển nặng.
  • Thân và cành: Trên thân và cành cây cũng xuất hiện những chấm nhỏ màu xanh tròn hoặc bầu dục, sau đó sẽ lớn dần thành từng mảng, những mảng này sẽ lớn hơn so với những mảng bệnh do nấm gây hại. Bệnh nặng vỏ cành có thể bị nứt và dễ nhiễm các bệnh thứ cấp khác.
  • Bệnh tấn công làm cây còi cọc, lá kém xanh và cây xơ xác so với những cây không bị nhiễm bệnh. 

benh-tao-do-tren-la-ca-phe

2. Nguyên Nhân Gây Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Cà Phê

Bệnh tảo đỏ trên cây cà phê do tảo Cephaleuros virescens gây ra  bệnh lây nhiễm và gây hại đến toàn bộ các bộ phận của cây, đặc biệt là vườn cà phê giai đoạn kinh doanh. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh tảo đỏ:

  • Điều kiện thời tiết: Thời tiết mưa nhiều  ẩm ướt và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo đỏ. Đặc biệt, trong mùa mưa khi độ ẩm không khí cao, bệnh tảo đỏ dễ bùng phát.
  • Vườn rậm rạp, không thông thoáng thiếu ánh sáng 
  •  Chế độ dinh dưỡng: Bón phân không cân đối, để cây phát triển khỏe mạnh và có sức đề kháng với bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết như đạm, lân, kali và các vi lượng.

Benh-tao-do-tren-than-cay-ca-phe

3. Thiệt Hại Do Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Cà Phê Gây Ra

Bệnh tảo đỏ gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho cây cà phê, bao gồm:

  • Giảm năng suất, chất lượng sản phẩm: Cây bị nhiễm bệnh làm giảm khả năng quang hợp, quá trình trao đổi chất kém dẫn đến cây sinh trưởng phát triển chậm, lá, hoa và quả dễ rụng,  cho năng suất thấp. 
  • Bệnh tấn công trên cành làm cành non bị nứt ra, vị trí nứt dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh, đặc biệt là nấm Phytophthora nếu không xử lý kịp thời có thể làm cây chết sớm.
  • Tăng chi phí sản xuất: Việc phòng trị bệnh tảo đỏ làm tăng thêm chi phí sản xuất, nếu không xử lý kịp thời có thể kéo thêm nhiều nấm bệnh gây hại cây lúc đó chi phí sẽ tăng thêm. 
  • Ảnh hưởng đến môi trường: Sử dụng nhiều thuốc hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

Xem thêm: Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê

Cay-ca-phe-bi-benh-tao-do

4. Cách Phòng Trừ Bệnh Tảo Đỏ Trên Cây Cà Phê Hiệu Quả

Để phòng trừ bệnh tảo đỏ trên cây cà phê hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

4.1. Chọn Giống Cây Cà Phê Kháng Bệnh Tảo Đỏ:

  • Sử dụng các giống cây cà phê có khả năng kháng bệnh tốt để trồng. Việc này giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển khỏe mạnh.

4.2. Quản Lý Dinh Dưỡng:

  • Bón phân đầy đủ và cân đối, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây cà phê đặc biệt các chất đa lượng  đạm, lân, kali và các chất vi lượng khác. Việc này giúp cây có sức đề kháng tốt hơn, chống lại sự tấn công của bệnh tảo đỏ.
  • Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường sức khỏe cho cây cà phê.
  • Không nên phun phân bón lá khi cây nhiễm bệnh tránh tình trạng bệnh lây lan phát tán nhanh hơn.

4.3. Mật độ trồng phù hợp:

  • Mật độ trồng phù hợp với đặc tính của mỗi giống, không trồng quá dày đảm bảo sự thông thoáng cho vườn.
  • Trồng cây cà phê ở nơi có đủ ánh sáng, tránh trồng ở những khu vực thiếu ánh sáng hoặc ẩm ướt..

4.4. Kỹ Thuật Chăm Sóc và Vệ Sinh Vườn

  • Kiểm tra vườn thường xuyên, vệ sinh vườn và cắt tỉa những cành lá già, nhiễm bệnh và những cành vượt không có khả năng ra trái. .
  • Đảm bảo vườn không bị ngập úng, mùa mưa cần tạo mương rãnh thoát nước cho vườn, nên tưới nước vào đầu ngày và hạn chế tưới nước lên lá  để cho bộ lá khô nhanh.
  • Vệ sinh các dụng cụ trồng trọt sau khi sử dụng, tránh lây nhiễm bệnh từ cây này sang cây khác.

4.5. Kiểm Soát Nguồn Nước Tưới:

  • Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cây, tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn và tảo đỏ.
  • Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để kiểm soát lượng nước tưới, tránh tưới quá nhiều gây ẩm ướt và tạo điều kiện cho tảo đỏ phát triển.

4.6. Sử Dụng Thuốc Trừ Bệnh:

  • Đối với bệnh tảo đỏ nên phòng bệnh thì sẽ có hiệu quả tốt và chi phí cũng thấp hơn là khi cây xuất hiện bệnh mới điều trị. Có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng phun định kỳ trong mùa mưa để phòng bệnh và vào đầu mùa mưa nên dùng thuốc gốc đồng pha đặc quét lên thân và cành già 2 lần.
  • Trong trường hợp bệnh xuất hiện >30% tán cây, cần phải áp dụng biện pháp phun thuốc hóa học để phòng trị bệnh. Có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như: Copper Oxychloride, Copper Sulfate, Difenoconazole, Mancozeb... để trị bệnh. 

4.7 Sử dụng sản phẩm Bác Sĩ Cây Xanh 

Sử dụng sản phẩm BS06 - Nano đồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xử lý bệnh tảo đỏ trên cây cà phê. Nano đồng  có khả năng diệt hầu hết các loại bệnh hại trên cây trồng nó được xem là một loại thuốc BVTV đặc trị bệnh theo cách an toàn nhất, không độc hại, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản. Đặc biệt thành phần có trong BS06 không gây nóng cây.

Phong-tru-benh-tao-do-tren-cay-ca-phe

Hướng dẫn sử dụng BS06 - Nano đồng:

Phòng bệnh:

Sau khi thu hoạch nên sử dụng 1 chai BS06 pha với 180 lít nước để phun rửa sạch vườn cây để loại bỏ bào tử bệnh tảo đỏ, nguồn bệnh tiềm ẩn trong môi trường. Vào mùa mưa sử dụng 1 chai BS06 pha với 400 lít nước phun 3 đến 4 lần/ vụ để phòng bệnh.

Trị bệnh: Khi vườn xuất hiện bệnh sử dụng 1 chai BS06 pha với 200 lít nước phun ướt đẫm thân cành lá 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 

Bệnh tảo đỏ trên cây cà phê là một trong những bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Việc phòng bệnh, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo năng suất cây trồng. Hy vọng với những thông tin chi tiết trên, bạn sẽ có thể phòng trừ bệnh tảo đỏ trên cây cà phê một cách hiệu quả và thành công.