Bệnh thán thư trên cây cà phê là một trong những bệnh hại nghiêm trọng gây ra nhiều thiệt hại về năng suất và chất lượng hạt khi thu hoạch. Cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, điều kiện phát triển, thiệt hại đến cách phòng và trị bệnh thán thư trên cây cà phê.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Thán Thư Trên Cây Cà Phê
Bệnh thán thư trên cà phê do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nấm này phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ từ 20 đến 35°C. Mùa mưa tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển và lây lan nhanh chóng qua gió, nước mưa.
Phát Hiện Bệnh Thán Thư Trên Cây Cà Phê
- Trên cành: Bệnh thán thư gây hại trên những cành đang hóa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quả, những vết màu nâu hơi lõm, tập trung ở các đốt cành. Các vết bệnh này sẽ dần lan rộng, làm khô và chết cành, khi bệnh nặng nấm xâm nhập và gây hại cả cành lớn và lan đến thân làm rụng lá cành trơ trụi. Đặc biệt, những cành nhỏ và đang trong quá trình hóa gỗ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
- Trên lá: Bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá, tạo ra các vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng tròn đồng tâm sau đó chuyển sang màu nâu sẫm hoặc màu đen. Nếu bệnh nặng không được xử lý kịp thời, các vết bệnh sẽ hợp nhất lại thành các mảng lớn làm cho lá bị khô và rụng.
- Trên trái: Vết bệnh là những đốm màu nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình dạng khác nhau, thường gặp nhất là ở vị trí cuống quả hay điểm tiếp xúc giữa hai quả những nơi mà có nước có thể đọng lại. Trái cà phê bị bệnh không phòng trị kịp thời sẽ bị thối, khô và rụng sớm.
Điều Kiện Thuận Lợi Cho Bệnh Phát Triển
- Độ ẩm cao: Môi trường ẩm ướt và nóng là điều kiện lý tưởng cho nấm Colletotrichum spp. phát triển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ từ 20 đến 35°C là phạm vi nhiệt độ lý tưởng cho sự sinh trưởng của nấm.
- Mùa mưa: Thời tiết mưa nhiều làm nấm bệnh dễ dàng lây lan phát tán trong không khí qua nước mưa, gió.
- Dinh dưỡng: Bón phân không cân đối bón thừa đạm, chăm sóc kém ít đầu tư phân bón sẽ làm bệnh phát triển lây lan nặng hơn.
- Canh tác: Các vườn cà phê không thông thoáng, trồng mật độ dày, rậm rạp. nhiều cỏ dại.
Thiệt Hại Trên Cây Cà Phê Do Bệnh Thán Thư
Bệnh thán thư gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, đậu quả và giai đoạn nuôi quả, đặc biệt vào mùa mưa tháng 9 -11 gây hại nặng nhất. Các bộ phận của cây như lá, hoa quả, chồi và cành non đều bị ảnh hưởng, làm cho cây suy kiệt và hoa quả bị thối rụng hàng loạt. Điều này dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa. Ngoài ra, bệnh thán thư còn gây tổn thất về kinh tế cho nông dân khi năng suất giảm và chi phí điều trị tăng cao.
Cách Phòng và Trị Bệnh Thán Thư Trên Cây Cà Phê
Biện pháp canh tác
Chọn giống: Chọn cây cà phê khỏe và sạch bệnh.
Tạo tán tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ những cành nằm sâu trong tán không có khả năng mang trái giúp vườn cây thông thoáng, đủ ánh sáng.
Bón phân đúng và đủ liều lượng: Đảm bảo cây trồng có đủ dinh dưỡng tránh hiện tượng cây bị kiệt sức để phát triển mạnh mẽ và chống lại bệnh tật.
Hệ thống thoát nước tốt: Đặc biệt trong mùa mưa, cần đảm bảo vườn có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập úng.
Phòng trừ bệnh thán thư trên cây cà phê bằng biện pháp hóa học:
Sử dụng các loại thuốc trừ nấm đặc trị bệnh thán thư khi bệnh mới xuất hiện.
Hiện nay, việc quản lý bệnh thán thư bằng biện pháp hoá học mang lại hiệu quả thường không cao và làm cho mầm bệnh trở nên dễ kháng thuốc hơn. Mặt khác, việc sử dụng thuốc hoá học đang là vấn đề cần quan tâm vì sự ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất trong nông sản.
Phòng trừ bệnh thán thư trên cây cà phê bằng biện pháp Sinh Học:
Trong các loài vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thán thư, nhiều loài có khả năng tiết chất kháng sinh, enzyme phân hủy các hợp chất phức tạp, đặc biệt là khả năng phân giải cellulose và chitin trong thành phần vách tế bào của nấm thật, vách tế bào của nấm trứng gây hại trên cây trồng. Các vi sinh vật này có hoạt tính sinh học mạnh, ức chế và tiêu diệt nhanh nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư trên cây cà phê , làm khô vết bệnh giảm mức độ gây hại.
Sử dụng sản phẩm BS01 - CHAETOMIUM của Bác Sĩ Cây Xanh:
Có thành phần:
- Chiết xuất Enzyme KHÁNG SINH SINH HỌC từ nấm Chaetomium spp. có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm bệnh gây hại ngay tức thì, mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.
- Công nghệ VI SINH BÀO TỬ giúp tăng cường hiệu quả khi được phun ra môi trường, thời gian bảo quản lâu, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết.
- Elicitor kích thích sản sinh Phytoalexin giúp cây trồng chống lại sự xâm nhiễm của nấm bệnh.
Công dụng:
- Diệt nấm khuẩn phổ rộng: thối nhũn, thán thư, nứt trái, nứt thân, xì mủ, đốm lá, phấn trắng,...
- Hiệu lực mạnh, phổ rộng, thời gian kéo dài, kích thích tăng cường miễn dịch giúp cây trồng khoẻ mạnh.
- An toàn, không độc hại, thân thiện với môi trường.
Bệnh thán thư trên cây cà phê gây ra những tác hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, làm giảm năng suất và tăng chi phí điều trị cho nông dân. Việc sử dụng biện pháp hóa học để quản lý bệnh thường không hiệu quả và dễ dẫn đến kháng thuốc. Do đó, việc áp dụng các biện pháp sinh học và bảo vệ môi trường là rất quan trọng để kiểm soát bệnh thán thư trên cây cà phê một cách bền vững.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và trị bệnh thán thư trên cây cà phê. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ số hotline, các kỹ sư cây trồng của chúng tôi rất vui lòng được hỗ trợ bà con nông dân!
Xem thêm các bệnh thường gặp ở cây cà phê: