Phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng khả năng chịu hạn của cây trồng; cải thiện tính chất hoá học, vật lý, sinh học của đất, giúp hạn chế tình trạng rửa trôi và tăng khả năng giữ nước của đất. Vậy phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ gồm những loại nào? Cùng Bác Sĩ Cây Xanh tìm hiểu ngay sau đây.

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là gì? Trả lời: Phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ các chất hữu cơ như phế phụ phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thuỷ sản; chất thải từ người và gia súc, gia cầm; hoặc từ rác thải hữu cơ, các loại than bùn với hàm lượng chất hữu cơ đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phân bón hữu cơ gồm những loại nào?

Phân hữu cơ được chia thành 2 loại chính dựa vào nguồn gốc của phân:

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp
  • Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ công nghiệp

phân hữu cơ công nghiệp

Phân vi sinh

Phân vi sinh là chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích gồm: Vi sinh vật phân giải lân, phân giải Kali, Silic, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng,... Phân vi sinh giúp đa dạng hệ vi sinh của đất trồng, phân giải các chất cây trồng khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ, ức chế các mầm bệnh trong đất, phòng ngừa bệnh hại cho cây trồng.

Tham khảo: Phân bón lá Amino - BS14

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón có chứa hơn 15% hàm lượng hữu cơ và một hoặc một nhóm vi sinh vật sống có lợi như vi sinh vật cố định đạm, phân giải Kali, phân giải lân,... Phân bón hữu cơ vi sinh giúp bổ sung các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, tăng độ tơi xốp của đất, cải thiện độ phì nhiêu đất,...

Phân hữu cơ sinh học

phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học là phân được sản xuất từ thành phần hữu cơ (than bùn, mùn rác thải, phụ phẩm nông nghiệp,...) theo quá trình lên men các vi sinh vật có ích. Phân hữu cơ sinh học có hàm lượng hữu cơ từ 22% trở lên. Loại phân này giúp cung cấp cân đối, đầy đủ các dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ như phụ phẩm nông nghiệp, mùn rác thải, than bùn,... cùng một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng. Phân hữu có cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế/ phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

Phân xanh

Phân xanh là loại phân được ủ từ cây tươi hay lá cây tươi bằng cách vùi trong đất. Phân xanh có công dụng cải tạo đất trồng và hạn chế tình trạng xói mòn đất.

Phân rác

Phân rác

Phân rác là loại phân được ủ từ rơm, rạ, thân lá của cây đậu, bắp, vỏ đậu phộng, bã mía,... Phân rác giúp đất có độ tơi xốp, giúp cây chịu hạn tốt hơn.

Tham khảo: Phân vi sinh Humic - BS21

Phân chuồng

Phân chuồng được ủ từ các loại phân của gia súc, gia cầm như gà, bò, heo, dê,... Phân chuồng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Ngoài việc cung cấp chất mùn giúp tăng kết cấu đất, phân chuồng còn giúp bộ rễ cây phát triển mạnh mẽ hơn.

Than bùn

Than bùn là loại phân được tạo thành từ sự phân giải không hoàn toàn trong điều kiện thiếu hoặc không có oxy của thực vật và vi sinh vật ở các vùng đầm lầy, ao hồ trong thời gian dài. Than bùn chưa qua xử lý không được bón trực tiếp cho cây trồng.

Khô dầu

Khô dầu

Khô dầu là phần bã của hạt sau khi đã được ép lấy dầu, thường là đậu nành, mè (vừng) hay đậu phộng. Khô dầu cung cấp các chất hữu cơ, chất xơ, vi sinh vật giúp đất tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất. Ngoài ra, khô dầu chứa lượng đạm cao thúc đẩy sự tăng trưởng của các loại cây trồng cần nhiều đạm, cây ăn trái, cây hoa. 

Công dụng của phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ chứa các thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều công dụng cho cả cây trồng và đất trồng:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K; trung và vi lượng cần thiết cho cây phát triển một cách cân đối. Phân hữu cơ còn chứa vi sinh vật có ích giúp hạn chế tối đa vi sinh vật gây hại cho cây. Đặc biệt, phân hữu cơ khi phân huỷ chứa axit fulvic, axit humic giúp kích thích sự phát triển của rễ cây.
  • Cải tạo đất trồng: Phân hữu cơ phân huỷ tạo ra chất mùn giúp đất trồng trở nên tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Ngoài ra, các chất hữu cơ có trong phân sau khi phân giải kết hợp cùng khoáng chất giúp hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng đất, làm giảm xói mòn đất.
  • Bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường: Sử dụng phân bón vô cơ quá liều lượng, không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân, tồn dư chất độc hại trên nông sản, gây ô nhiễm nguồn nước. Do đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp hạn chế những vấn đề do phân bón vô cơ gây nên.

Phân bón hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích đối với cây trồng, tài nguyên đất; nâng cao chất lượng nông sản khi thu hoạch; bảo vệ sức khỏe nông dân và môi trường. Hy vọng qua bài viết trên bà con đã có thêm những thông tin bổ ích để trả lời câu hỏi phân hữu cơ là gì.

Theo dõi chuyên mục Tin tức, Cây trồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác.

Xem thêm